Top 10 Trò chơi dân gian độc đáo ngày Tết Cổ Truyền

1021

Vào dịp lễ Tết, trải dài theo đất nước Việt Nam, đặc biệt những làng quê sẽ tổ chức các lễ hội truyền thống với nhiều trò chơi dân gian thú vị. Những trò chơi...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Kéo co

Kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn là một bộ môn thể thao được sử dụng cho đến ngày nay. Nên không chỉ riêng trong dịp Tết Nguyên đán mà những dịp như hội làng hay những hoạt động vui chơi thường ngày kéo co cũng có mặt. Kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, nâng cao tinh thần đồng đội, tôn vinh sức mạnh tập thể.


Luật chơi cơ bản:

  • Đạo cụ là một chiếc dây thừng. Có 2 đội chơi, số lượng mỗi đội bằng nhau. Mỗi trận thi đấu 3 hiệp, đội giành chiến thắng ⅔ hiệp là đội chiến thắng chung cuộc.
  • Hai đội đứng hai bên đầu dây thừng, khi trọng tài phát lệnh, hai đội sẽ dùng sức kéo dây về phía đội của mình. Giữ dây thừng sẽ cột một chắc khăn đỏ và kẻ cạnh mốc trên sân. Đội nào kéo được phần khăn buộc qua vạch mốc thì sẽ giành chiến thắng.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi tuổi thơ đối với mỗi người dân Việt Nam, ai chưa chơi ô ăn quan chính là một điều thiếu sót. Ô ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em, một nét đẹp văn hóa dân tộc. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật, có thể chơi từ 2-3 người cũng có thể đến 4 người. Sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm nên có thể chơi ở bất kì nơi đâu. Đây cũng là trò chơi dân gian mà các em nhỏ giải trí vào mùa Tết.


Luật chơi cơ bản:

  • Người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô bất kỳ trong số 5 ô vuông của mình. Sau đó, người chơi lần lượt rải quân vào các ô (mỗi ô 1 quân) bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy người chơi tính toán có lợi.
  • Khi rải hết quân cuối cùng, nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó.
  • Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Người thắng cuộc là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Đấu vật

Đấu vật là một trò chơi dân gian được tổ chức thi tài vào dịp Lễ, Tết, hội làng ở nhiều địa phương, đặc biệt các tỉnh phía Bắc. Đây sẽ là cuộc đấu giữa 2 "võ sĩ" trên sân được nhiều người bao quanh thành vòng tròn với trọng tài là người sẽ điều khiển và giám sát trận đấu. Không chỉ là đấu về sức khỏe, đấu vật đòi hỏi sự mưu trí và nhanh nhẹn của người tham gia. Về mặt kỹ thuật, môn đấu vật cũng có những chiêu riêng như đệm, bốc, ghì… giúp võ sĩ hạ gục đối phương.


Luật chơi cơ bản:

  • Võ sĩ phải ở trần và chỉ đóng một chiếc khố. Hai người sẽ lên sàn đấu trong 1 vòng tròn kẻ sẵn trên sân. Hai người dùng tay và sức để thi đấu với nhau. Người giành chiến thắng là người vật ngã đối phương, hoặc đẩy người kia ra khỏi vòng tròn thi đấu.
  • Có hai người làm nhiệm vụ phất cờ và đánh trống trong lúc các đối thủ vật nhau. Người đánh trống cầm một chiếc trống khẩu ghé vào tai các lực sĩ đánh ba tiếng một như để khuyến khích thúc giục. Người phất cầm cờ cán dài để ngăn cản người xem khỏi lấn vào sân vật và phất cờ theo nhịp trống khi có người thắng cuộc để cổ động người thắng.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Chơi đánh đu

Hình ảnh tà áo nhiều màu sắc bay cùng cần đu đưa lên vun vút trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem thực sự trở thành một nét đặc trưng của các lễ hội.Hình thức đánh đu phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng. Trò chơi này ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, còn là dịp để trai gái giao lưu, gần gũi, tỏ tình với nhau nhất là những ngày hội làng và những dịp xuân về.


Luật chơi cơ bản:

  • Trên một khoảng đất rộng, sáu hay tám cây tre dài được chôn sâu đủ vững chắc để chịu được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ, vừa tay cầm được treo ở chính giữa. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh thì đu càng lên cao từ bên nọ sang bên kia, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Ở nhiều nơi, người ta còn treo phần thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Đập niêu đất

Đập niêu là trò chơi dân gian phổ biến nhất mỗi dịp Tết đến xuân về, đặc biệt là ở các vùng miền quê phía Bắc. Trò chơi thường được tổ chức ở những không gian rộng rãi và thu hút nhiều tham gia và cổ vũ.


Luật chơi cơ bản:

  • Đạo cụ của trò chơi rất đơn giản, bao gồm niêu đất và một chiếc gậy đập. Người ta thường đặt giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5 mét, hai đầu thân cột được nối bằng sợi dây thừng để làm giá treo niêu. Mỗi chiếc niêu đất sẽ được buộc cách mặt đất khoảng từ 3-5m và có kẻ vạch cho người tham gia.
  • Người tham gia trò chơi đập niêu sẽ được bịt mắt bằng khăn vải và cầm trên tay một chiếc gậy đập niêu . Mỗi người tham gia sẽ đứng ở vạch xuất phát. Họ sẽ tự ước lượng khoảng cách và tiến lên phía trước để đập trúng chiếc niêu treo trên dây. Người nào đập trúng niêu sẽ có một phần thưởng được ghi trong mẫu giấy nhỏ của niêu vỡ đó.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Chơi cờ người

Cờ người là một phiên bản hoàn toàn khác lạ của bộ môn cờ tướng. Không còn là những quân cờ trên bàn, con người sẽ trực tiếp tham gia vào "bàn cờ khổng lồ" để tạo nên một trò chơi hấp dẫn, thú vị dịp đầu năm. Bàn cờ thường là một khu đất rộng bằng phẳng trên đó có vẽ các ô cờ tướng tiêu chuẩn. Cờ người đã trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt Nam mỗi dịp Lễ tết của người dân hai miền Nam, Bắc. Bộ môn dân gian thường xuyên được tổ chức và thu hút rất nhiều người tham gia theo dõi, cổ vũ.


Luật chơi cơ bản:

  • Giống như bàn cờ tướng, cờ người cũng có 32 người theo vai trò của 32 quân cờ, chia làm 2 đội. Thường 2 đội sẽ mặc 2 màu trang phục khác nhau (đỏ và đen), đứng tại các vị trí tương ứng trên bàn cờ. Trước ngực mỗi người chơi sẽ đeo một bảng tên của các quân cờ. Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có hai cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng được che lọng.
  • Sau khi có tiếng báo hiệu trận đấu bắt đầu, các đối thủ cầm quân đỏ sẽ đi nước đầu tiên, sau đó đến quân đen và thay phiên nhau. Mỗi khi quân cờ này "ăn" quân cờ khác, các đấu thủ sẽ biểu diễn một màn song đấu ngay trên bàn cờ nhằm tạo không khí vui vẻ cho cuộc thi.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 6
(có 0 lượt vote)

Đi cà kheo

Là một trong những trò chơi dân gian khó nhất, đi cà kheo đồi hỏi người chơi phải có sức khỏe và sự khéo léo nhịp nhàng điều khiển cơ thể. Đi cà kheo luôn thu hút đông đảo mọi người tham gia và cổ vũ nhiệt tình. Các cuộc thi đi cà kheo vào dịp Tết luôn tạo ra tiếng cười sảng khoái cho người xem bởi sự hấp dẫn của trò chơi. Sau khi chọn được người thắng cuộc, đội cà kheo cùng các cổ động viên của làng sẽ sang làng khác để thi tiếp khiến cho ngày xuân tưng bừng khắp xóm làng.


Luật chơi cơ bản:

  • Số lượng người chơi không hạn chế, xếp thành hàng ngang để chơi. Địa điểm chơi là đoạn đường dài bằng phẳng hoặc sân làng khúc khuỷu.
  • Cà kheo là những thanh tre to, chắc, vừa tay cầm. Người ta thường chọn những cây tre đầu mùa mới đủ độ dẻo dai làm giá đỡ. Tre được điều chỉnh cho vừa chiều cao người chơi, có đóng một then ngang để làm chỗ đặt chân cho chắc, đóng then cao hay thấp tùy khả năng người chơi. Trước đây bà con thường làm cà kheo rất cao, cao đến 2-4m.
  • Khi có hiệu lệnh xuất phát, các người chơi lập tức lên cà kheo và đi nhanh về phía trước, ai đến đích trước mà không bị ngã, bị hư kheo hoặc không bị phạm luật là người thắng cuộc.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 7
(có 0 lượt vote)

Cướp cờ

Cướp cờ là một trò chơi dân gian khá phổ biến đối với thế hệ 8x, 9x và đến ngày nay thì nó vẫn giữ được sức hút cho riêng mình. Trò chơi mang tính đồng đội rất cao, nó đem đến không khí vui chơi thoải mái, kết nối mọi người gần nhau hơn.


Luật chơi cơ bản:

  • Số lượng người chơi tham gia chơi thường từ 8-10 người. Chia làm 2 đội với số thành viên mỗi đội bằng nhau. Khu vực chơi cần phải có khoảng đất rộng bằng phẳng và không có chướng ngại. Vẽ một vòng tròn giữa sân, một chiếc khăn hay nhành cây tượng trưng cho cờ đặt giữa vòng.
  • Hai đội ở vạch xuất phát của đội mình ở hai phía đối diện nhau. Các thành viên lần lượt điểm danh từ 1 đến hết. Mỗi người cần nhớ chính xác số của mình. Khi quản trò hô số nào, người mang số đó sẽ chạy nhanh đến vòng và cướp cờ.
  • Khi đang giữ cờ (chưa về vạch đội mình) nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. Quản trò có thể hô từ 2 đến 3 số, trường hợp này thì số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác (số 1 đội bạn cướp được cờ thì số 1 bên mình phải là người dồn theo chạm vào, số 2 đứng gần chạm được cũng không được tính).
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 8
(có 0 lượt vote)

Đi cầu Kiều


Đi cầu Kiều là một trò chơi dân gian nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc bộ, tuy nhiên hiện tại còn rất ít nơi tổ chức trò chơi này. Nhìn đơn giản như thật sự rất khó, đòi hỏi phải giữ thăng bằng tốt, khéo léo của người chơi. Trò chơi đem lại tiếng cười to cho người xem khi người chơi mất thăng bằng ngã xuống ao.


Luật chơi cơ bản:

  • Trò chơi cần chọn một nơi có bờ đất cao trên một hố đất rộng, hoặc một ao hồ có độ sâu vừa phải. Người dân sẽ chọn một thân tre to và thẳng, một đầu buộc trên bờ và đầu còn lại buộc vào đầu cọc ở giữa ao. Phía cuối thân tre sẽ được treo một bao lì xì đỏ hoặc một phần quà.
  • Người chơi sẽ phải di chuyển đến cuối cây cầu để lấy phần thưởng được treo ở đó.
  • Trong quá trình di chuyển lúc đi và về, nếu lấy phần thưởng ở cuối cây cầu về và trên đường di chuyển thì không bị rơi xuống nước thì người chơi sẽ thắng cuộc. Nếu không may người chơi bị rơi xuống thì sẽ tính là thất bại.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Top 9
(có 0 lượt vote)

Thi thổi cơm

Thi nấu cơm là trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm giá trị văn hoá truyền thống của nền nông nghiệp lúa nước. Không chỉ đơn thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, thi nấu cơm còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, từ đó giúp con người, đặc biệt là các em nhỏ ý thức được việc tôn trọng từng hạt cơm mà trẻ được ăn hằng ngày. Trò chơi này giúp người chơi rèn luyện được sự khéo léo và kỹ năng ứng xử tình huống.


Luật chơi cơ bản:

  • Mỗi đội có 2-4 người (cả nam và nữ) tùy theo số lượng người tham gia. Địa điểm chơi là những bãi đất trống, sân nhà văn hóa…
  • Mỗi đội chuẩn bị một khúc cây dài làm đòn gánh, một đoạn dây thép để làm giá treo nồi nấu cơm. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích.Vật liệu nấu cơm cho các đội thi: Mỗi đội được cấp 1 nồi đất, 1 chén gạo, 1 lít nước, bó tre nứa chẻ nhỏ rồi, 2 cây diêm, giấy mồi lửa.
  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người chơi 1 người bịt mắt, 1 người bị buộc 2 tay vào nhau. Người buộc tay phải ngồi một chỗ và điều khiển người bịt mắt thực hiện các thao tác nấu cơm bằng lời nói. Đội dành chiến thắng sẽ là đội nấu cơm chín, dẻo, thơm trong thời gian sớm nhất.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Những ngày đầu xuân là dịp những sự kiện vui chơi, giải trí mừng xuân diễn ra tưng bừng từ nông thôn đến thành thị. Trong các dịp tết lễ hội, những trò chơi dân gian là điều không thể thiếu bởi phải có những trò chơi thì con người mới vui vẻ, hòa nhập và gần gũi hơn với nhau. So với những dịp khác trò chơi dân gian ngày Tết có phần đặc biệt hơn với bầu không khí cực kỳ sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Trên đây là một số trò chơi dân gian trong ngày Tết Cổ Truyền của Việt Nam ta để xuân này các bạn nhỏ thêm hiểu biết và có dịp sẽ cùng gia đình, bạn bè tham gia chơi nhé.

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .