Top 10 Loại rượu ngon nhất để đãi khách ngày Tết Cổ Truyền

108

Tết nguyên đán đang đến rất gần, đây là dịp để mọi người quây quần bên mâm cơm, chén rượu để hàn huyên, tâm sự và chia sẻ nhiều chuyện đã diễn ra trong năm...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Rượu nếp thơm

Rượu nếp thơm là một loại rượu truyền thống của Việt Nam được làm từ nguyên liệu gạo nếp lên men và được đem đi chưng cất để lấy rượu. Khi được thưởng thức những giọt rượu Tết từ nếp, hẳn bạn sẽ nhớ mãi hương vị này. Rượu nếp có vị ngọt, đậm đà, hương nếp hòa cùng hương bắc và có vị cay nhẹ. Chính vì thế, người uống loại rượu này sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào, tê say, càng uống lại càng ngất ngây. Ngày nay, rượu nếp thơm là loại rượu Tết phổ biến dùng trong ngày Tết âm lịch.


Đối với rượu Nếp thơm nếu được sản xuất theo công nghệ tốt thì đặc trưng nhất là vẫn giữ được hương thơm của nguyên liệu nếp sau quá trình chưng cất, và do làm từ gạo nếp nên khi nâng chén rượu lên đã cảm nhận được hương nếp hòa quyện với hương thuốc bắc, khi nhấp vào miệng là vị ngọt rượu với hậu vị đậm đà. Khi rượu Nếp được làm với thiết bị, công nghệ hiện đại sử dụng các chủng nấm mốc và nấm men thuần chủng có hoạt lực tốt, quá trình lên men được kiểm soát tốt không tạo độc tố sẽ cho ra thành phẩm an toàn không gây nguy hại cho người sử dụng. Ngoài ra, quá trình chưng cất trên thiết bị hiện chưng cất rượu hiện đại loại cổ thiên nga (swan neck) sẽ tạo được một sản phẩm rượu Nếp chất lượng cao hảo hạng, vị rượu ngọt cay, thơm nồng đậm đà rất đặc trưng, hấp dẫn.


Xuất hiện ở những bàn tiệc truyền thống, rượu nếp vẫn được nhiều người thưởng thức và yêu thích. Vì thế, hãy nhấp thử ngụm rượu Tết truyền thống để giữ nét quê, hồn Việt trong tâm hồn mình nhé!

Rượu nếp thơm ảnh 1
Rượu nếp thơm
Rượu nếp thơm ảnh 2
Rượu nếp thơm
Top 1
(có 0 lượt vote)

Rượu nếp cái hoa vàng

Rượu nếp cái hoa vàng là một trong những rượu nếp được ưa thích nhất tại Việt Nam, đặc biệt là vào những ngày tết đem thiết đãi khách thì còn gì bằng.


Rượu nếp cái hoa vàng được chế biến hoàn toàn thủ công dựa theo phương thức truyền thống. Nguyên liệu làm rượu chính là gạo nếp cái hoa vàng, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, kết hợp với quá trình chọn lọc kỹ lưỡng để chọn ra 32 vị thuốc bắc phù hợp để ủ cùng với men rượu.


Rượu sau khi chưng cất, sẽ được đóng chai và ủ trong khoảng một năm trước khi được đưa ra thị trường. Rượu khi được làm từ gạo nếp cái hoa vàng khi uống vào, không chỉ ấn tượng bởi hương vị, ngọt hậu và có mùi thơm đặc trưng, chất rượu còn khiến đầu lưỡi tê dại, thấm nhanh nên say ngay lập tức. Đi vào giấc ngủ và thức dậy nhanh chóng mà không có cảm giác khó chịu và lâng lâng khi uống đồ uống có cồn.


Không chỉ biết đến là thức uống trong các bữa tiệc tùng, rượu nếp cái hoa vàng còn được đánh giá cao bởi những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của rượu nếp cái hoa vàng, bạn nên biết:

  • Phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất
  • Giảm nồng độ cholesterol có hại trong máu
  • Kích thích khả năng tiêu hóa
  • Rượu nếp cái hoa vàng làm đẹp da

Tết năm nay sẽ thêm ấm cúng, yên vui bên những loại rượu mang đậm nét ngày Tết âm lịch ở mỗi gia đình.

Rượu nếp cái hoa vàng ảnh 1
Rượu nếp cái hoa vàng
Rượu nếp cái hoa vàng ảnh 2
Rượu nếp cái hoa vàng
Top 2
(có 0 lượt vote)

Rượu nếp nương

Dân tộc Thái lâu nay vẫn nức tiếng với rượu hạ thổ nếp nương - đặc biệt dùng trong những ngày tết âm. Rượu nếp nương được dùng từ chính nguyên liệu nếp men và các thành phần thiên nhiên khác.


Do rượu ủ từ loại nếp chuyên trồng trên nương rẫy, ven sườn núi nên khi hạ thổ dưới lòng đất khoảng hơn 1 năm, từng giọt rượu hạ thổ sẽ chứa đựng cả tinh hoa của con người và đất trời Tây Bắc. Đồng thời, các tạp chất có trong rượu tết cũng được loại bỏ trong quá trình hạ thổ. Rượu có sắc trắng, sáng và có vị ngọt, thanh, dễ uống. Hơn nữa, bạn còn có thể uống lạnh để được tận hưởng những vị ngon lạ lùng của rượu nếp nương - một loại rượu tết phổ biến vùng cao.


Rượu hạ thổ chính là loại rượu mà sau khi chưng cất, người ta đem cả chum rượu chôn dưới lòng đất (hoặc có thể là chôn trong môi trường cát, bể nước, giếng nước, hầm chứa…) trong một khoảng thời gian dài nhất định. Thời gian hạ thổ rượu tùy theo loại rượu và mục đích của người làm rượu, nhưng tối thiểu từ 3 tháng trở lên. Ngâm càng lâu thì rượu càng thơm ngon. Bên cạnh việc có mùi vị đặc trưng thì loại rượu được hạ thổ còn có thể giúp loại bỏ các chất độc tố tự nhiên có trong rượu, làm giảm độ rượu so với khi mới nấu. Rượu có sắc trắng, sáng và có vị ngọt, thanh, dễ uống.


Lên Tây Bắc đừng quên thưởng thức rượu nếp nương - rượu tết cho mùa xuân cùng đồng bào dân tộc Thái nhé!

Rượu nếp nương ảnh 1
Rượu nếp nương
Rượu nếp nương ảnh 2
Rượu nếp nương
Top 3
(có 0 lượt vote)

Rượu nếp cẩm

Rượu là thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc của người Việt đặc biệt trong những ngày đầu năm mới. Trong đó rượu nếp cẩm cũng không ngoại lệ.


Rượu nếp cẩm là một loại rượu truyền thống của Việt Nam có xuất xứ từ vùng Tây Bắc, được làm chủ yếu từ nguyên liệu gạo nếp cẩm lên men và được đem đi chưng cất để lấy rượu. Đây là món ăn ngon truyền thống mà dân gian đã truyền lại bởi hương nếp cẩm thơm ngon, dẻo mềm rất đặc trưng được lên men tự nhiên như làm cho món ăn ngon một cách hoàn hảo. Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn được chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh nhưng khi ăn gạo nếp cẩm, bạn có bao giờ nghĩ mình đang hấp thụ vào cơ thể một bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả chưa? Rượu nếp có thể giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa. Rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em.


Rượu nếp cẩm là loại rượu ủ, không chưng cất. Rượu được làm từ hạt gạo nếp cẩm màu đen, màu nâu đỏ có giá trị dinh dưỡng cao và men rượu - làm nên hương vị riêng của rượu nếp cẩm. Trong đó, men rượu được ủ từ sa nhãn và thiên nhiên kiện, cùng một số vị khác từ rễ, củ, lá của một số loại cây.


Những người nước ngoài có dịp thử qua rượu nếp cẩm - loại rượu đặc trưng của người Việt sẽ thấy được rượu nếp cẩm có màu tím vừa óng vừa ánh như mật. Rượu có vị ngọt, thơm và dịu, đậm đà vị lạ nhưng lại rất quen thuộc. Vừa nếm những ngụm rượu đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận tê tê ở đầu lưỡi, nhưng càng uống lại càng thấy ngọt, ấm bụng và say hơi men cùng hương vị rượu tết thơm ngon này. Rượu nếp cẩm nổi tiếng khắp nơi vì thế những bát rượu nếp cẩm thường được sử dụng trong những dịp lễ hội, ngày Tết âm hay cả trong bữa cơm gia đình quan trọng.

Rượu nếp cẩm ảnh 1
Rượu nếp cẩm
Rượu nếp cẩm được làm từ gạo nếp cẩm và men rượu ảnh 2
Rượu nếp cẩm được làm từ gạo nếp cẩm và men rượu
Top 4
(có 0 lượt vote)

Rượu San Lùng

Rượu San Lùng là thứ rượu đặc sản của người Dao đỏ xuất phát từ thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu ngô Bắc Hà rượu San Lùng là các danh tửu của Lào Cai.


Rượu San Lùng có mùi thơm lạ của men lá rừng, vị đậm đà của thóc nương. Nếu như các loại rượu khác được ủ lên men từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín thì rượu San Lùng được ủ từ thóc, lên men bằng mười lăm thứ lá rừng. Nhờ nguồn nước và khí hậu rượu San Lùng có một hương vị đặc biệt. Rượu màu trong vắt. hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng vị ngọt dịu và hơi ngậy. Theo truyền thuyết dân tộc Dao bản địa thì rượu San Lùng nấu để cúng thần tiên, trời đất, vì vậy rượu được nấu hết sức công phu, không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.


Bạn có thể dùng rượu Tết San Lùng cùng các món ăn đặc trưng vùng cao để hòa quyện những tinh hoa của vùng núi này như món thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, cá suối sấy khô nướng than… Rượu Tết được ủ từ chính những bàn tay thủ công của người Dao đỏ dâng lên tổ tiên, trời đất, mang tâm linh đầy ý nghĩa và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người Dao và xứng đáng là loại rượu Tết dành cho mùa Xuân này.

Rượu San Lùng ảnh 1
Rượu San Lùng
Rượu San Lùng ảnh 2
Rượu San Lùng
Top 5
(có 0 lượt vote)

Rượu ngô

Những năm trước, khi nền kinh tế còn chưa mở cửa hoặc mới mở cửa. Rượu được uống và biếu nhau dịp Tết, phải là những chai rượu ngoại đắt đỏ. Rượu càng đắt càng xứng tầm đẳng cấp. Nhưng với những chai rượu giá chát mà nguồn gốc và chất lượng không ai kiểm chứng, đã dẫn tới tình trạng rượu đểu rất nhiều. Vì thế, rượu tây, rượu ngoại một số năm gần đây cũng bớt độ hot hơn.


Ba năm trở lại đây, độ nhận thức của người dân về rượu được nâng cao hơn. Tính an toàn của rượu luôn được đặt lên hàng đầu. Người tiêu dùng muốn được sử dụng những sản phẩm mang tính chất tự nhiên, truyền thống, độc đáo. Vì thế, rượu ngô bắt đầu có chỗ đứng trong mỗi dịp Xuân về.


Rượu ngô Tết cũng chính là rượu ngô nấu thủ công truyền thống như bình thường. Nhưng điểm khác nổi bật nhất của nó, là rượu ngô Tết thường được chưng cất lại 2 lần. Rượu được chưng cất lại, sẽ thanh và tinh khiết hơn rượu được chưng cất 1 lần. Sau đó, người ta mang rượu ngô hạ thổ trong chum sành, đặt ở những nơi thoáng mát nhất để rượu được “hả hơi” và “mềm” rượu hơn. Thông thường, trong những hộ người dân trong bản của tôi, họ thường năm nay chuẩn bị rượu ngô Tết cho năm sau. Và cứ như thế, mỗi năm đều ủ rượu ngô Tết 1 lần để dùng. Có những hộ gia đình ở Lũng Phìn – Đồng Văn, họ ủ những hũ rượu lên tới cả chục năm để uống dịp Tết đến và để đãi khách rất quý tới chơi nhà.


Ai đã có dịp lên vùng cao quanh năm mây phủ, hãy tự tin bước vào nhà. Bên bếp lửa hồng, bạn sẽ được đón mời như một người thân lâu ngày trở về. Trước hết, thay bằng chén trà, bạn sẽ được chủ nhà trao bát rượu ngô. Phải là bát chứ không bằng chén thông thường. Cái nghĩa, cái tình giữa chủ và khách chính là ở chỗ đó.


Tết đến xuân về, đặc biệt là Tết Mông vào tháng Một dương lịch năm mới, hãy tới vùng cao vui cùng bà con! Ở đó, thưởng thức hương vị đặc sản này, bạn sẽ hiểu và sẽ yêu mến hơn cuộc sống thuần phác nhưng biết bao hứng khởi của một tộc người.

Rượu ngô ảnh 1
Rượu ngô
Rượu ngô ảnh 2
Rượu ngô
Top 6
(có 0 lượt vote)

Rượu Mẫu Sơn

Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn làm ra. Nói đến rượu Mẫu Sơn là nói đến Mẫu Sơn, một vùng núi cao nằm ở phí đồng bắc tỉnh Lạng Sơn. Với độ cao 1541m, chạy theo hướng Đông Tây bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ. Khu dân cư sống rải rác gần khu trồng. Với độ cao không quá 700m so với mặt nước biển. Mẫu sơn từ lâu đã nổi tiếng là một vùng kinh tế nông lâm nghiệp phát triển, nơi gìn giữ được nhiều di sản văn hóa cổ truyền mà còn là một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tự nhiên với nhiều sản vật mang đậm núi rừng hương vị đặc sắc riêng.


Như rượu trắng Mẫu sơn mật ong, măng dầm ớt rừng. Nổi bật lên trong đó là Rượu Mẫu Sơn mà thương hiệu danh tiếng của nó đã được cả nước biết đến. Uống ly rượu Mẫu Sơn, du khách cảm nhận được cái tình của người dân nơi đây: Nồng ấm, chân tình. Rượu uống không sốc, không nhức đầu và không quá nặng, tạo cho thực khách một cảm giác êm dịu, đậm đà.


Để nấu ra một bình rượu Mẫu Sơn, bà con làng nghề phải dậy từ tờ mờ sáng. Trên đỉnh núi se lạnh, người dân chào nhau rồi bắt tay ngay vào công việc. Chẳng ai bảo ai, các công đoạn được thực hiện một cách nhuần nhuyễn, động tác phối hợp nhịp nhàng không thừa không thiếu. Có lẽ chính vì truyền thống được tiếp nối giữa nhiều thế hệ mà bà con người Dao mới có thể nấu ra được những mẻ rượu Mẫu Sơn ngon đến vậy. Ngày nay, rượu Mẫu Sơn không chỉ giữ được phương pháp chưng cất truyền thống mà còn được áp dụng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Bình rượu cũng được làm cẩn thận, sạch sẽ và trông rất hấp dẫn. Chính những người nấu rượu cũng rất coi trọng công nghệ hiện đại khi họ quan niệm: "Rượu ngon và bổ phải được nấu một cách khoa học". Các công đoạn nấu rượu và kiểm tra chất lượng rượu đều có sự xuất hiện của máy móc hiện đại, được đầu tư bởi các doanh nghiệp.


Do kết hợp được truyền thống với hiện đại nên nồng độ, hương vị của rượu Mẫu Sơn luôn theo tiêu chuẩn và rất thơm ngon. Rượu Mẫu Sơn đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, được người tiêu dùng cả nước biết tiếng và làm thích thú du khách quốc tế. Đặc biệt là được dùng đãi khách vào dịp Tết này.

Rượu Mẫu Sơn ảnh 1
Rượu Mẫu Sơn
Rượu Mẫu Sơn ảnh 2
Rượu Mẫu Sơn
Top 7
(có 0 lượt vote)

Rượu Bàu Đá

Người dân mảnh đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ này có 3 điều tự hào. Thứ nhất, đây là quê hương của anh em nhà Tây Sơn, nổi tiếng bởi tinh thần thượng võ “Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định đánh roi đi quyền”. Thứ hai, đây còn là miền đất văn hóa, nơi sản sinh ra nghệ thuật tuồng với ông tổ Đào Duy Từ (vì thế Bình Định được gọi là “đất võ trời văn”). Thứ ba là rượu Bàu Đá, một thứ rượu trong như nước, nồng nàn như lửa, và say, say đứ đừ. Ai đã nếm một lần không thể quên. Thậm chí có người nói rằng, nhắc đến Bình Định là phải nói tới rượu Bàu Đá, cũng như nói đến Hà Nội là phải biết đến Hồ Gươm. Xưa kia, rượu Bàu Đá được xem là ngự tửu dâng Vua, hoàng tộc trong dịp lễ long trọng, là loại rượu Tết được ưa chuộng vào thời phong kiến Việt Nam.


Theo người dân Bàu Đá, rượu ngon ngoài mạch nước trời ban cho vùng, mà người dân cho rằng chảy từ thượng nguồn sông Kôn về, thì còn những bí quyết gia truyền trong ủ men, trong điều chỉnh độ lửa và còn cả cách… chọn nồi nấu. Nồi nấu rượu tốt nhất là nồi đất nung, như thế rượu không bị hơi kim loại ám vào. Bình đựng rượu cũng làm bằng gốm để giữ được chất lượng rượu tốt nhất.


Rượu Bàu Đá chủ yếu nấu bằng gạo lức hoặc nếp nên rượu đã ủ thường có màu trắng đục. Hương vị rượu rất đặc trưng, có nồng độ cao, thơm ngào ngạt khiến những ai không quen uống rượu sẽ dễ say hơi men ngất ngây này. Những người thích rượu Bàu Đá - rượu Tết Bình Định đã rất thích thú trước từng ngụm rượu nguyên chất sủi bọt li ti khi vừa được rót ra và những trong thời gian ủ rượu, người nấu còn cảm thấy vui sướng, tự hào với những tiếng lách tách phát ra từ các chum, vại rượu.


Ngay bây giờ nếu có dịp ghé qua Bình Định, bạn đừng quên nếm rượu Bàu Đá để thưởng thức “tinh hoa của càn khôn, của ngưng tụ khí thiêng, của dũng mãnh và tài hoa hào kiệt đất võ trời văn. Cái hào khí ngất trời đấy mà không một lần thưởng lãm không phải là phí mất một kiếp bình sinh sao”. Ngày nay, cả du khách trong nước và quốc tế mỗi khi du xuân tại quê hương của rượu Bàu Đá đều dành ít thời gian để thưởng thức hương rượu Tết thơm nồng, tê tái đầu lưỡi!

Rượu Bàu Đá ảnh 1
Rượu Bàu Đá
Rượu Bàu Đá ảnh 2
Rượu Bàu Đá
Top 8
(có 0 lượt vote)

Rượu Đế

Rượu đế là loại rượu được chưng cất từ ngũ cốc lên men được làm một cách thủ công trong dân gian, rất thịnh hành trong ẩm thực Việt Nam. Rượu đế còn có các tên gọi khác là: rượu trắng, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng,rượu cuốc lủi hoặc rượu quốc lủi.


Trong đó rượu đế Gò Đen của tỉnh Long An được xem là đệ nhất tửu của miền sông nước. Người Gò Đen, hay người miền Tây chủ yếu chỉ dùng nếp để nấu rượu theo cách truyền thống, đó có thể là nếp than, nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp than đen tuyền… tùy vào từng nơi nấu rượu. Rượu có nồng độ khá cao, vị cay nồng nhưng lại thơm lừng. Những giọt rượu đế được uống vào sẽ làm cho mọi người cởi mở, gần gũi và tâm tình chuyện xóm làng sau một ngày đồng áng vất vả và là loại rượu Tết luôn có mặt trong những ngày sum vầy gia đình.


Rượu đế là một loại đồ uống chứa cồn làm từ cơm lên men và nấu thành rượu. Nguyên liệu chính làm rượu đế gồm các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo. Một số vùng miền có những nguyên liệu đặc trưng khác như mầm thóc, ngô, hạt mít. Nhưng nói chung các loại gạo nếp cho thành phẩm rất thơm và rượu có độ ngọt nhất định nên được ưa chuộng nhất trong cộng đồng. Ở vùng đất Nam Bộ qua bao thế hệ, rượu đế vẫn được người dân truyền tay nhau, phát huy cách nấu rượu truyền thống từ cái tâm của người nấu, chắt lọc cùng thời gian để tạo ra hương vị đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long để những ngày lễ, ngày Tết mọi miền đều được thưởng thức rượu Tết. Nếu là người thích thưởng thức các loại rượu Tết thì đừng bỏ qua rượu đế - đặc sản ẩm thực và văn hóa lâu đời Nam Bộ bạn nhé!

Rượu Đế ảnh 1
Rượu Đế
Rượu Đế ảnh 2
Rượu Đế
Top 9
(có 0 lượt vote)

Rượu táo mèo

Khác với những loại rượu sản xuất truyền thống nổi tiếng của vùng cao như: rượu San Lùng, rượu Sim San (Bát Xát) hay rượu ngô (Bắc Hà),… rượu táo mèo được ngâm ủ từ loại táo mèo rừng, rượu có màu nâu sóng sánh và vị ngọt cùng hương thơm đặc trưng.


Những quả táo mèo rừng là kết tinh của đất trời, ngấm đẫm gió ngàn, hưởng đủ sương mai, trải bốn mùa nắng gió khí hậu khắc nghiệt của núi Hoàng Liên Sơn đã tạo lên đủ vị chua, chat và ngọt. Những trái táo mèo trên núi Hoàng Liên đã được người dân địa phương hái về ngâm cho ra một loại rượu bổ dưỡng, có hương vị rượu khác biêt với những quả táo mèo của các vùng khác.


Để làm rượu chua chát, từng quả táo mèo được rửa sạch, trải qua những bước ngâm khác nhau tùy từng gia đình. Có nhà cẩn thận bổ đôi quả sơn tra, ngâm muối cho bớt nhựa quả, nhưng cũng có nhà lại để nguyên quả đảo qua đường cho nhựa ra nhiều rồi cho vào bình thủy tinh hoặc hũ ngâm rượu. Qua 6 đến 8 tháng rượu mới đạt đủ độ và cho ra một loại rượu thơm ngon, bổ dưỡng.


Rượu táo mèo được người dân dùng đón khách quý, là món quà gửi gắm tình thân để trao nhau ngày tết. Không chỉ mang trong mình dấu ấn văn hóa, đặc sắc vùng cao, rượu táo mèo còn là hương rừng, vị núi quấn quýt, vấn vương lòng người mỗi khi thưởng rượu hay lúc hoài nhớ về vùng quê yêu dấu.

Rượu táo mèo ảnh 1
Rượu táo mèo
Rượu táo mèo ảnh 2
Rượu táo mèo
Trên đây là top các Loại rượu ngon nhất để đãi khách ngày Tết Cổ Truyền. Thức uống này vừa thỏa mãn được nhu cầu của các cánh mày râu mà lại tốt cho cơ thể. Hãy chuẩn bị cho gia đình mình một loại rượu ngon ngay hôm nay để kịp sử dụng trong dịp Tết 2023 sắp tới đây nhé!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .