Top 6 Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

615

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1. Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người , Cuộc tu bổ lại các giống vật . Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

Các đặc điểm chính

Thần Trụ Trời

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Không gian, thời gian

- Không gian: Trời đất

- Thời gian: Không xác định (thuở ấy)

- Không gian: Thế gian

- Thời gian: Không xác định (thuở ấy)

- Không gian: Thế giới

- Thời gian: Lúc sơ khởi

Nhân vật

Thần Trụ Trời, một số vị thần khác

Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê

Ngọc Hoàng

Cốt truyện

Quá trình tạo nên trời và đất của các vị thần khác.

Quá trình tạo lập thế giới của con người.

Quá trình tu bổ giống vật.

Nhận xét chung

Không gian, thời gian

Không rõ ràng, cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần có ngoại hình và tài năng phi thường

Cốt truyện

Xoay quanh việc các vị thần tạo lập, sáng tạo thế giới.


Câu 2. Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học.

  • Không gian: Không có địa điểm cụ thể
  • Thời gian: Không có thời gian cụ thể
  • Nhân vật: Các vị thần
  • Thể loại truyện dân gian: Xoay quanh vấn đề tạo lập, tu bổ thế giới.

Câu 3. Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

- Kể lại truyện: Thần Trụ Trời.

- Cách xây dựng nhân vật trong truyện:

  • Ngoại hình phi thường: Vóc dáng khổng lồ, chân dài không kể xiết.
  • Sức mạnh phi thường: Thần có thể ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời…

Câu 4. Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

- Chủ đề và ý nghĩa, giá trị của chủ đề:

  • Xác định chủ đề của truyện
  • Phân tích giá trị, ý nghĩa chủ đề của truyện.

- Những nét đặc sắc về hình thức của truyện kể:

  • Phân tích, đánh giá: nhân vật, cốt truyện, tình huống…
  • Tác dụng của các hình thức nghệ thuật.

Câu 5.

Gợi ý:

a.

  • Cần đọc kĩ truyện kể để có thể nắm rõ nội dung.
  • Lập dàn ý chi tiết.
  • Chuẩn bị các phương tiện như hình ảnh, video… để kết hợp với bài nói.

b.

  • Tìm hiểu trước nội dung bài nói.
  • Ghi chép lại đánh giá, thắc mắc…
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Kiến thức Ngữ văn – Bài 1
* Thể loại: Thần thoại
*Khái niệm:
- Là thể loại truyện dân gian, ra đời trong xã hội nguyên thủy, khi chưa có chữ viết.
- Kể về sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên, vạn vật và văn hóa. Qua đó thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ và khát vọng hiểu biết, chinh phục tự nhiên và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của họ.
- Các tác phẩm thần thoại đã học:
+Thần Trụ trời,
+ Prô-mê-tê và loài người,
+Đi san mặt đất,
+Cuộc tu bổ lại các giống vật.
=> 3 tác phẩm Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc thể loại truyện; còn tác phẩm Đi san mặt đất thuộc thể loại truyện thơ (truyện viết bằng thơ)

* Không gian trong thần thoại
- Là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không nêu cụ thể nơi chốn nhất định.

* Thời gian trong thần thoại
- Là thời gian rất xa xưa, sơ khởi, không xác định và mang tính vĩnh hằng.

* Cốt truyện của thần thoại
- Truyện kể xoay quanh quá trình các vị thần sáng tạo thế giới, vạn vật, con người và muôn loài.

* Nhân vật trong thần thoại
- Thường là thần, có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện việc làm vĩ đại, phi thường như sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.

*Nghệ thuật:
Cách xây dựng nhân vật độc đáo; hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình; sử dụng yếu tố kỳ lạ, phi thường.

*Ý nghĩa:
- Lí giải nguồn gốc sự xuất hiện của vũ trụ và các sự vật tự nhiên dưới góc độ dân gian, truyền miệng.
- Thể hiện sự sự tôn kính thiêng liêng của con người với văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, trời đất.
- Có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hóa nguyên thủy của cộng đồng

>> Hướng dẫn soạn bài 1, ôn tập – thần thoại, trang 34, Ngữ văn lớp 10, tập 1, Chân trời sáng tạo

Câu 1: Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung và điền vào phiếu học tập
Trả lời:
*Đặc điểm về thời gian và không gian:
- Văn bản Thần Trụ trời
+Thời gian gian là "thuở ấy" chưa có thế gian, lúc trời đất chưa được tạo ra, chưa có muôn vật và loài người
+Không gian là trời và đất từ khi chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo đến khi trời và đất tách nhau rất xa, đất phẳng, có núi, đảo, đồi, biển
- Văn bản Prô-mê-tê và loài người
+Không gian: Là thế gian, trời v à đất, từ khi mặt đất còn vắng vẻ đến khi mặt đất có muôn vật và loài người.
+Thời gian là khi thế gian chỉ có các vị thần, trước khi tạo tạo con người, muôn loài
- Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Thời gian là lúc sơ khởi, từ khi bắt đầu tạo ra các giống loài đến khi tu bổ các giống loài.
- Không gian là thế gian, trời và đất
*Đặc điểm về nhân vật
- Văn bản Thần Trụ trời: Nhân vật là các vị thần: Thần Trụ trời và các vị thần khác như thần sao, thần sông, thần biển.
- Văn bản Prô-mê-tê và loài người: Nhân vật là các vị thần như Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a.
- Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật: Nhân vật là các vị thần như
Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần; và các loài vật như chó, vịt, các loài chim khác..
*Cốt truyện
- Văn bản Thần Trụ trời: Truyện kể thần Trụ trời có công phân tách trời đất và tạ ra tự nhiên như núi, đảo, đồi, biển
- Văn bản Prô-mê-tê và loài người: Truyện kể về sự ra đời của con người và vạn vật, nhờ thần Prô-mê-tê giúp đỡ, con người có thân hình thanh tao, dáng đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay và có ngọn lửa để cuộc sống văn minh và hạnh phúc hơn.
- Văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật: Truyện kể về nguồn gốc của các con vật
Truyện kể về quá trình Ngọc Hoàng sai các vị thiên thần tu bổ, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu cho các giống lòng để chúng có hình dạng giống ngày nay. Qua đó lí giải một cách hài hước về đặc điểm của các loài vật trong tự nhiên.
=>Nhận xét chung:
+Về không gian, thời gian: Cả ba tác phẩm đều lấy bối cảnh không gian là vũ trụ, trời và đất. Thời gian là thời cổ sơ, trước khi tạo ra vạn vật.
+ Nhân vật chính đều là các vị thần, là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, có khả năng phi thường, mang yếu tố kỳ ảo.
+Cốt truyện: Đều kể về quá trình các vị thần tạo ra vũ trụ, vạn vật, muôn loài

Câu 2: Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian bạn đã học
Trả lời:
So sánh thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học:
- Về không gian, thời gian:
+ Bối cảnh không gian, địa điểm trong truyện thần thoại rất rộng lớn, thường là thế giới, vũ trụ, trần gian hoặc cả một đất nước, một vùng thiên nhiên rộng lớn. Và thời gian là sơ cổ, rất xa xưa
+Còn bối cảnh truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích) thường là không gian cụ thể gắn với cuộc sống của nhân dân trong phạm vi hẹp như làng, xóm, triều đình, một vùng nhỏ, một gia đình. Thời gian là ngày xưa nhưng cụ thể
- Về nhân vật
+Thần thoại: Nhân vật chính thường là những vị thần, những người có khả năng phi thường.
+Truyện dân gian: Nhân vật chính thường là người nghèo, người có số phận bất hạnh, người có tài.
- Về cốt truyện
+Trong thần thoại: Thường kể về quá trình các vị thần tạo lập thế giới, muôn loài, sáng tạo văn hóa. Qua đó nhằm giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật, các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết, cuộc trinh phục thiên nhiên, sáng tạo văn hóa.
+Truyện dân gian: Thường kể về cuộc đời, số phận nhân vật, việc làm của nhân vật hoặc sự tích, sự kiện. Qua đó gửi gắm những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân.

Câu 3: Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó
Trả lời:
(Định hướng: Các em chọn 1 trong 3 truyện thần thoại Thần Trụ Trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật thuộc thể loại truyện; còn tác phẩm Đi san mặt đất là thể loại truyện thơ (truyện viết bằng thơ) thì không đúng yêu cầu của câu hỏi này nhé)
Tham khảo bài 1:
Kể lại thần thoại Thần Trụ trời:
Thuở sơ khởi, khi vũ trụ chưa có thế gian và vạn vật, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu để đội trời lên cao. Thần còn tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời khổng lồ rất cao. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời đã được đẩy lên cao tít. Khi trời đã rất cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang của thần Trụ Trời để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát về các vị thần để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn.
=> Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.
+Xây dựng nhân vật là các vị thần, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
+Về ngoại hình: Thần có vóc dáng khổng lồ, có thể bước từ vùng này qua vùng khác.
+) Về tài năng: Thần có khả năng phi thường, kì lạ, làm được những việc vĩ đại, tạo ra trời đất, vạn vật.
+Về hành động: Thần ngẩng đầu đội trời lên, tách trời và đất cách xa nhau; thần tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
=> Nhận xét về đặc điểm của thần Trụ trời này: Thần là người có năng lực phi thường, có ý chí, mạnh mẽ, tài năng và đã có công tạo ra trời, đất.

Câu 4: Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể:
-Về chủ đề, ý nghĩa, giá trị của chủ đề:
+Xác định đúng chủ đề của truyện.
+liên hệ, so sánh sự tương đồng, khác biệt về chủ đề của truyện với những truyện khác.
+Tư tưởng, ý nghĩa, bài học, thông điệp được gửi gắm trong truyện
-Đặc sắc về hình thức của truyện kể:
+Xác định đúng thể loại của truyện (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn..
+ Đặc sắc về cốt truyện, tình huống kể, cách xây dựng nhân vật
+ Đặc sắc về việc sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo, nhân hóa, đối lập, ẩn dụ..
+Ngôn ngữ sử dụng, lời kể: Quan điểm và thái độ của tác giả hoặc nhân dân

Câu 5:
A) Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể?
B) Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
a. Những kinh nghiệm khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Cần hiểu rõ về thể loại, chủ đề của truyện
- Cần nhớ, hiểu cốt truyện, các sự việc chính
- Cần nhận xét, đánh giá giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó chân thực, khách quan.
- Hiểu bố cục, yêu cầu của bài nói
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.
- Luyện nói lưu loát, tự tin.
- Khi nói cần có tác phong, thái độ, cử chỉ, âm thanh, giọng điệu, ánh mắt phù hợp với bài nói.
- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.
b. Những lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:
- Cần tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức cơ bản, khái quát về vấn đề sẽ nghe.
- Cần lắng nghe kĩ, thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.
- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.
- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng, có thiện chí, hợp tác, giúp đỡ, trân trọng bài nói của người khác.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Câu 1

Hãy tóm tắt thật ngắn gọn nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã đọc theo mẫu dưới đây (làm vào vở)

Bảng tóm tắt nội dung chính của các văn bản

Phương pháp giải:

- Kẻ bảng theo mẫu vào vở.

- Đọc kĩ lại ba văn bản để tìm nội dung chính.

Lời giải chi tiết:

STT

Văn bản

Nội dung chính

1

Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

Nói về cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây. Từ đó thấy được sức mạnh, phẩm chất của Đăm Săn và không khí ăn mừng chiến thắng của bà con Ê-đê.

  2

Gặp Ka-ríp và Xi-la (Trích sử thi Ô-đi-xê)

Cuộc hành trình trở về quê hương và giao chiến với lũ quái thú là Ka-ríp, Xi-la của Ô-đi-xê cùng những người bạn đồng hành.

  3

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Trích sử thi Đăm Săn)

Nói về cuộc hành trình đi chinh phục nữ thần Mặt Trời đầy gian khổ và chông gai của anh hùng Đăm Săn.


Câu 2

Ô-đi-xê trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn trong Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật anh hùng trong sử thi.

Phương pháp giải:

- Đọc lại phần lý thuyết về những đặc điểm của nhân vật anh hùng sử thi trong phần Tri thức Ngữ Văn.

- Đối chiếu với hai nhân vật trên.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm

Nhân vật Ô-đi-xê

Nhân vật Đăm Săn

Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường

- Thông minh, luôn có cách thức hợp lí để vượt qua những khó khăn trước mặt.

- Sức mạnh “vượt đồi tranh”, múa khiên “trên cao gió như bão, dưới thấp gió như lốc, cây cối chết rụi); múa chạy nước kiệu (quả búi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ).

- Sẵn sàng chiến đấu để mang lại cuộc sống bình yên cho buôn làng.

Luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, hiểm nguy

- Dám đối mặt với những khó khăn trên con đường trở về quê hương (sự quyến rũ của các nàng Xi-ren, Ka-ríp, Xi-la).

- Điềm tĩnh tìm cách vượt qua khó khăn.

Khi Đăm Săn đã chiến đấu quá mêt, thêm nữa đâm mãi người Mtao Mxây nhưng không thủng. Lúc này, chàng không bỏ cuộc mà vẫn cố gắng để tiêu diệt tên tù trưởng này.

Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng

Ô-đi-xê cùng những người bạn đã cùng vượt qua sự quyễn rũ của các nàng Xi-ren.

Chiến thắng Mtao Mxây; danh tiếng vang xa; được mọi người tôn trọng, tín nhiệm.


Câu 3

So sánh tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây.

Phương pháp giải:

- Hiểu rõ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

- Thử thay thể hai ngôi kể của văn bản để thấy được việc sử dụng ngôi kể như trên là hợp lí.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la kể về cuộc hành trình trở về của Ô-đi-xê và những người bạn đồng hành vượt qua biết bao gian khổ, thử thách. Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất (theo lời kể của Ô-đi-xê) là hoàn toàn hợp lí. Bởi sử dụng ngôi kể thứ nhất sẽ giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng nhất về tính khốc liệt của cuộc hành trình vì chính người kể là người tham gia trực tiếp.

- Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây kể về cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng. Văn bản này được kể theo ngôi thứ ba (theo góc nhìn của người kể chuyện). Vì từ góc nhìn này, người kể chuyện sẽ có sự quan sát rõ ràng hơn ở mọi góc cạnh về cuộc giao chiến đó. Từ đó, đem lại sự chân thực và hấp dẫn cho văn bản.


Câu 4

Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?

Phương pháp giải:

Từ việc viết, trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội và được lắng nghe ý kiên nhận xét, tự rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Một số lưu ý em rút ra được:

- Cần tìm hiểu kĩ về vấn đề mình sẽ viết, trình bày.

- Cần lắng nghe ý kiến của người khác, không nên quá áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt mọi người phải công nhận nó đúng.

- Trình bày rõ ràng từng luận điểm. Mỗi luận điểm cần đi kèm với lĩ lẽ và bằng chứng xác thực để tăng tính thuyết phục đối với người nghe.


Câu 5

Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?

Phương pháp giải:

Nêu lên quan điểm cá nhân

Lời giải chi tiết:

     Theo quan điểm của cá nhân em, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp được lưu truyền từ bao đời nay; từ những câu chuyện lịch sử mang đậm tính dân tộc; là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Chính những điều ấy sẽ giúp mỗi người trong cộng đồng đều cảm thấy tự hào, hãnh diễn và có ý thức xây dựng, phát triển cộng đồng ngày một vững mạnh hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  

Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung, bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

So sánh các văn bản

Trả lời:

Văn bản

Các đặc điểm chính

Thần Trụ trời

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Không gian, thời gian

Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người

Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

Đá thành núi hoặc đảo

Đất thành gò , thành đống

Thế gian chỉ có các vị thần

Mặt đất mênh mông nhưng vắng vẻ

Lúc sơ khởi, trước khi tạo ra con người

Nhân vật

Thần  Trụ trời

Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a,con người,..

Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần, chó, vịt, các loài chim khác,..

Cốt truyện

Thần Trụ trời tạo ra trời đất

Sự ra đời của con người và vạn vật

Nguồn gốc của các con vật

Nhận xét chung

Không gian,

thời gian

Cả ba tác phẩm đều lấy bối cảnh trước khi tạp ra vạn vật. Thần Trụ trời là lúc trời đất chưa được tạo ra. Hai văn bản còn lại cùng là trước khi tạo tạo con người, muôn loài

Nhân vật

Các nhân vật chính đều là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, mang yếu tố kỳ ảo: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê, Ngọc Hoàng, Ba vi Thiên thần

Cốt truyện

Đều nói về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật


Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học?

Trả lời:

Không gian, thời gian

Nhân vật

Cốt truyện

- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên

- Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

- Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần 

- Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

- Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết

- Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân


Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

Trả lời:

- Truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh

Nhân vật chính : Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sơn Tinh: một vị thần đến từ núi Tản Viên, chúa miền non cao ."'Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây thì nổi lên từn dãy núi đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước => tượng trưng cho sự đoàn kết và khát khao chống lại thiên tai của nhân ta, sức mạnh chinh phục tự thiên, đấu tranh với thiên tai.

- Thủy tinh: chúa vùng nước thẳm đến từ miền biển, có khả năng hô mưa gọi gió, khiến nước dâng lên => tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt hay xảy ra ở đất nước chúng ta

* Nhận xét: Dễ dàng tiếp cận người đọc, hình tượng nhân vật gần gũi. Nhân vật đươc xây dựng dựa trên những hình ảnh và hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng.


Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá một truyện kể.

Đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

Trả lời:


Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Trả lời:

a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải:

- Xác định được mục đích nói , đối tượng nghe, không gian và thời gian nói

- Lập dàn ý

- Luyện tập, trình bày một cách khoa học

- Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút

- Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi , ý kiến muốn trao đổi

- Trao đổi, nhận xét, đánh giá.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Câu 1

Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

So sánh các văn bản

Phương pháp giải:

- Đọc lại ba văn bản: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật.

- Tìm hiểu các yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện trong ba văn bản.

- Đưa ra sự so sánh.

Lời giải chi tiết:

Văn bản

Các đặc điểm chính

Thần Trụ trời

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống động vật

Không gian, thời gian

- Không gian: Trời đất.

- Thời gian: “Thuở ấy”.

- Không gian: thế gian.

- Thời gian: “thuở ấy”.

- Thời gian: lúc sơ khởi.

Nhân vật

Thần Trụ trời và một số vị thần khác,

Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê.

Ngọc Hoàng

Cốt truyện

Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời.

Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần.

Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật.

Nhận xét chung

Không gian, thời gian

 Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa.

Nhân vật

Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần.


Câu 2

Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học.

Phương pháp giải:

- Nhận xét về các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện thần thoại.

- So sánh các yếu tố đó giữa thể loại truyện thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học.

Lời giải chi tiết:

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

Câu 3

Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

Phương pháp giải:

- Kể về câu chuyện thần thoại mà mình biết.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại đó.

Lời giải chi tiết:

- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh

     Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.

- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.

+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).

+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.

+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.


Câu 4

Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.

Đặc điểm của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Phương pháp giải:

- Đọc lại lí thuyết về đặc điểm và những yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể ở phần Viết.

- Hoàn thành sơ đồ theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

Câu 5

Phương pháp giải:

- Đọc lại lí thuyết ở phần Nói và nghe.

- Dựa vào bài nói đã trình bày, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

a.

Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.

- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.

- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.

- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.

- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.

b.

Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:

- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.

- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.

- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.

- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.

- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 2
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Ôn tập trang 34" (Ngữ văn 10 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Câu 1: Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung và điền vào phiesu học tập

Trả lời:

Văn bản

Các đặc điểm chính

Thần Trụ trời

Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Không gian, thời gian

Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người

Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo

Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp

Đá thành núi hoặc đảo

Đất thành gò , thành đống

Thế gian chỉ có các vị thần

Mặt đất mênh mông nhưng vắng vẻ

Lúc sơ khởi, trước khi tạo ra con người

Nhân vật

Thần  Trụ trời

Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a,con người,..

Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần, chó, vịt, các loài chim khác,..

Cốt truyện

Thần Trụ trời tạo ra trời đất

Sự ra đời của con người và vạn vật

Nguồn gốc của các con vật

Nhận xét chúng

Không gian,

thời gian

 Cả ba tác phẩm đều lấy bối cảnh trước khi tạp ra vạn vật. Thần Trụ trời là lúc trời đất chưa được tạo ra. Hai văn bản còn lại cùng là trước khi tạo tạo con người, muôn loài

Nhân vật

 Các nhân vật chính đều là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, mang yếu tố kỳ ảo: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê, Ngọc Hoàng, Ba vi Thiên thần

Cốt truyện

 Đều nói về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật


Câu 2: Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian bạn đã học 

Trả lời:

Không gian, thời gian

  • Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên
  • Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

Nhân vật

  • Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần 
  • Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

Cốt truyện

  • Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết
  • Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân

Câu 3: Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh

Nhân vật chính : Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Sơn Tinh: một vị thần đến từ núi Tản Viên, chúa miền non cao ."'Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây thì nổi lên từn dãy núi đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

Nhân vật này như tượng trưng cho sự đoàn kết và khát khao chống lại thiên tai của nhân ta

  • Thủy tinh: chúa vùng nước thẳm đến từ miền biển, có khả năng hô mưa gọi gió, khiến nước dâng lên

Nhân vật này là tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt hay xảy ra ở đất nước chúng ta

Nhận xét: Nhân vật đươc xây dựng dựa trên những hình ảnh và hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng. Từ đó hình ảnh nhân dân cùng nhau vượt qua mưa lũ được khắc họa rất sinh động dựa trên hình ảnh hai vị thần Sơn Tinh- Thủy Tinh


Câu 4: Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Trả lời:


Câu 5:

a) Qua bài học này,bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu ,đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể?

b) Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:

a. Qua bài học này, tôi thấy được trước khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể cần phải:

  • Xác định được mục đích nói , đối tượng nghe, không gian và thời gian nói
  • Lập dàn ý
  • Luyện tập, trình bày một cách khoa học
    1. Ta cần lưu ý
  • Chuẩn bị: đọc trước truyện mà người nói sẽ giới thiệu, chuẩn bị trước những ý cần trao đổi, chuẩn bị giấy bút
  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin, ghi những câu hỏi , ý kiến muốn trao đổi
  • Trao đổi, nhận xét, đánh giá

Tham khảo: Kể lại truyện Prô-mê-tê Và loài người

Thuở ấy, thế gian mới chỉ mới có các vị thần, mặt đất mênh mông nhưng khá vắng vẻ. Vì vậy, hai anh em vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo cho thế gian đông vui hơn. Thần Ê-pi-mê-tê lập tức lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho mỗi loài một đặc ân của thần và "vũ khí" riêng để chúng có thể tự phòng thân. Con thì được ban chạy nhanh như gió, con thì có đôi mắt sáng nhìn thấu đêm đen.. Khi công việc xong xuôi, thần Ê-pi-mê-tê gọi anh trai là thần Prô-mê-tê đến xem xét thì thấy một con còn thiếu "vũ khí" – con người. Bằng trí thông minh của mình cùng nỗi lo lắng dành cho con người, thần Prô-mê-tê đã dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần để tái tạo lại cho họ một thân hình thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay. Không chỉ vậy, thần Prô-mê-tê còn lên tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa châm vào ngọn đuốc của mình rồi trao cho con người. Nhờ có ngọn lửa đó, cuộc sống của con người đã bừng sáng hơn, thoát khỏi cảnh tối tăm, lạnh giá, đói khát. Cuộc sống con người từ đó cũng trở nên văn minh và hạnh phúc hơn.


=> Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên:

+Xây dựng nhân vật là các vị thần, có yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng cũng mang phẩm chất, tính cách như con người. +) Về tài năng: Thần có khả năng phi thường, kì lạ, làm được những việc vĩ đại cho thế gian, tạo ra vạn vật và loài người. +Về hành động: Các vị thần tạo ra muôn loài; đặc biệt thần Prô-mê-tê tự tay tạo ra con người có dáng vẻ thanh tao, đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay và có ngọn lửa để cuộc sống văn minh và hạnh phúc hơn.

+ Nhân vật chính đều là các vị thần, là những nhân vật trong trí tưởng tượng của con người, có khả năng phi thường, mang yếu tố kỳ ảo.

+Cốt truyện: Đều kể về quá trình các vị thần tạo ra muôn loài và con người

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .