Top 6 Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo bài soạn bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp trong...xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
* Nội dung chính:
“Bạch Đằng hải khẩu” của Nguyễn Trãi là bài ca ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược. Bạch Đằng là mồ chôn quân địch, thể hiện sức mạnh, niềm tự hào dân tộc và tình yêu nước tha thiết.
* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:
Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.
- Đề tài: tình yêu quê hương, đất nước
Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
- Cảm hứng lịch sử: niềm tự hào trước chiến thắng của dân tộc trên sông Bạch Đằng
- Cảm hứng thế sự: tâm trạng thất vọng trước sự thay đổi của xã hội hiện tại
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
“Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng...”
Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử.
Bài thơ ấy đã tôn vinh công đức của các vua Trần, cũng với biết bao vị kiệt tướng cùng với toàn dân đồng lòng chiến đấu, gây nên thảm họa Bạch Đằng cho quân xâm lược Nguyên Mông. Tuy nhiên, nhắc về chiến thắng hào hùng trong quá khứ, Nguyễn Trãi nhằm gửi gắm niềm băn khoăn, trăn trở trước hiện tại. Liệu với một xã hội đầy những xô bồ, thị phi có còn được thấy những hào kiệt, những chiến tích lẫy lừng như trước?
Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
* Nội dung chính:
- Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.
* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:
1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.
- Đề tài: Lịch sử
- Thi liệu: cảnh sông Bạch Đằng với bãi cọc hiểm yếu, những trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật
2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
- Cảm hứng lịch sử:
+ Quan sát Bạch Đằng, nhìn đâu nhà thơ cũng thấy dấu ấn của lịch sử. Cảnh núi non hiểm trở như một bãi chiến trường với “giáo gươm chìm gãy” đã gợi những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa quang cảnh.
+ Câu thơ “Hào kiệt công danh đất ấy từng” gợi nhớ đến những anh hùng hào kiệt Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo với những chiến công lẫy lừng để bảo vệ đất nước trên dòng sông này.
- Cảm hứng thế sự: Đó là nỗi thất vọng của nhà thơ đối với thực tại xã hội. Những chiến công oanh liệt những anh hùng hào kiệt chỉ còn là chuyện cũ, chuyện đã qua, “vắng” trong hiện tại. Thời đại đang sống khác hoàn toàn với cảnh oai hùng ngày xưa. Triều đại khởi đầu thật oanh liệt, nhưng bây giờ chỉ còn khiến cho người ta lo lắng bâng khuâng.
3. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông được thể hiện trong cảm hứng lịch sử của bài thơ. Nhà thơ đến cửa biển Bạch Đằng, vừa miêu tả được khung cảnh hùng vĩ tráng lệ, vừa gợi nhắc đến chiến tích trên sông Bạch Đằng. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về những chiến công lẫy lừng gắn liền với tên tuổi của những anh hùng hào kiệt. Đó không chỉ là niềm tự hào về lịch sử giữ nước anh hùng mà còn là niềm tự hào về khí phách dân tộc.
4. Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.
Tác giả suy ngẫm về lịch sử, gợi nhắc chiến công trong quá khứ để từ đó thể hiện những bâng khuâng, lo lắng trước thực tại. Triều đại mà Nguyễn Trãi là khai quốc công thần, đã mở đầu thật hào hùng, nhưng hiện tại chỉ còn là cảnh quan trường hỗn độn. Những cảnh huy hoàng đều là “việc trước quay đầu ôi đã vắng”. Nguyễn Trãi không chỉ suy ngẫm về lịch sử đã qua, mà còn mượn lịch sử đã qua để suy ngẫm hôm nay.
Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
I. Tác giả văn bản Bạch Đằng hải khẩu
Cuộc đời
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai.
- Quê gốc: Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương; sau dời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây).
- Thân sinh: Nguyễn Ứng Long - một nhà Nho nghèo, học giỏi, đỗ tiến sĩ đời Trần.
- Mẹ: Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Hãn.
- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học.
- Nợ nước, thù nhà => theo Lê Lợi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- 1427 - 1428: khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng => viết Bình Ngô đại cáo.
- Sau đó tham gia xây dựng đất nước, rồi bị oan.
- 1439 ra ở ẩn tại Côn Sơn.
- 1440 quay lại chốn quan trường.
- 1442: oan Lệ Chi Viên => tru di tam tộc, đến hơn 20 năm sau mới được Lê Thánh Tông minh oan.
=> Tổng kết:
+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, một danh nhân văn hóa thế giới.
+ Một con người phải chịu những oan khuất thảm khốc nhất trong lịch sử chế dộ phong kiến Việt Nam.
Sự nghiệp văn học
Tác phẩm chính
- Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán: Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục,...
- Những tác phẩm bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập hiện còn 254 bài chia làm bốn môn loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn. Phần Vô đề chia thành nhiều mục: Thủ vĩ ngâm (1 bài), Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Thuật hứng (25 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Tức sự (4 bài), Bảo kính cảnh giới (61 bài) v.v...
Giá trị văn chương
* Văn chính luận:
- Nội dung: Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
- Nghệ thuật: Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
* Thơ trữ tình:
- Lý tưởng của người anh hùng: nhân nghĩa hòa hợp với yêu nước thương dân, lúc nào cũng tha thiết mãnh miệt.
- Phẩm chất ý chí của người anh hùng mạnh mẽ kiên trung, vì dân vì nước chiến đấu chống ngoại xâm và cường quyền bạo ngược.
=> Kết luận:
+ Nội dung: hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn là yêu nước và nhân đạo.
+ Nghệ thuật: có đóng góp lớn ở cả hai phương diện thể loại và ngôn ngữ.
II. Tìm hiểu tác phẩm Bạch Đằng hải khẩu
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật
- Tóm tắt:
- Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.
Bố cục
Chia văn bản thành 4 phần:
- Phần 1: 2 câu đề: Không gian rộng lớn của sông Bạch Đằng
- Phần 2: 2 câu thực: Dấu ấn lịch sử vẻ vang trên dòng sông này
- Phần 3: 2 câu luận: Những anh hùng hào kiệt trên sông Bạch Đằng.
- Phần 4: 2 câu kết: Hồi tưởng về quá khứ dĩ vãng oanh liệt.
Giá trị nội dung
- Ca ngợi những ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc
Giá trị nghệ thuật
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạch Đằng hải khẩu
- Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
- Cảm hứng lịch sử:
+ Quan sát Bạch Đằng, nhìn đâu nhà thơ cũng thấy dấu ấn của lịch sử. Cảnh núi non hiểm trở như một bãi chiến trường với “giáo gươm chìm gãy” đã gợi những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa quang cảnh.
+ Câu thơ “Hào kiệt công danh đất ấy từng” gợi nhớ đến những anh hùng hào kiệt Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo với những chiến công lẫy lừng để bảo vệ đất nước trên dòng sông này.
- Cảm hứng thế sự: Đó là nỗi thất vọng của nhà thơ đối với thực tại xã hội. Những chiến công oanh liệt những anh hùng hào kiệt chỉ còn là chuyện cũ, chuyện đã qua, “vắng” trong hiện tại. Thời đại đang sống khác hoàn toàn với cảnh oai hùng ngày xưa. Triều đại khởi đầu thật oanh liệt, nhưng bây giờ chỉ còn khiến cho người ta lo lắng bâng khuâng.
- Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông được thể hiện trong cảm hứng lịch sử của bài thơ. Nhà thơ đến cửa biển Bạch Đằng, vừa miêu tả được khung cảnh hùng vĩ tráng lệ, vừa gợi nhắc đến chiến tích trên sông Bạch Đằng. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về những chiến công lẫy lừng gắn liền với tên tuổi của những anh hùng hào kiệt. Đó không chỉ là niềm tự hào về lịch sử giữ nước anh hùng mà còn là niềm tự hào về khí phách dân tộc.
- Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.
Tác giả suy ngẫm về lịch sử, gợi nhắc chiến công trong quá khứ để từ đó thể hiện những bâng khuâng, lo lắng trước thực tại. Triều đại mà Nguyễn Trãi là khai quốc công thần, đã mở đầu thật hào hùng, nhưng hiện tại chỉ còn là cảnh quan trường hỗn độn. Những cảnh huy hoàng đều là “việc trước quay đầu ôi đã vắng”. Nguyễn Trãi không chỉ suy ngẫm về lịch sử đã qua, mà còn mượn lịch sử đã qua để suy ngẫm hôm nay.
Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản
- Đề tài: tình yêu quê hương, đất nước
- Thể loại: Thơ chữ Hán (Thất ngôn bát cú Đường luật)
Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản
- Cảm hứng lịch sử: Niềm tự hào trước chiến thắng của dân tộc trên sông Bạch Đằng
- Cảm hứng thế sự: Tâm trạng thất vọng trước sự thay đổi của xã hội hiện tại
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông
“Sóc phong xuy hải khí lăng lăng
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng...”
=> Dòng sông Bạch Đằng đã chứng kiến biết bao chiến công hiển hách của quân dân ta.
Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử
Bài thơ: Tôn vinh công đức của các vua Trần, cũng như các vị tướng tài cùng nhân dân đã chiến đấu, chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng. Khi nhắc về quá khứ, Nguyễn Trãi nhằm gửi gắm niềm băn khoăn, trăn trở trước hiện tại.
Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
Nội dung chính
Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.
Câu 1
Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và suy ra kết luận về đề tài, thi liệu và thể loại
Lời giải chi tiết:
- Đề tài: Lịch sử
- Thi liệu: cảnh sông Bạch Đằng với bãi cọc hiểm yếu, những trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2
Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu thêm về tác giả và hoàn cảnh đất nước để suy ra cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự
Lời giải chi tiết:
- Cảm hứng lịch sử:
+ Quan sát Bạch Đằng, nhìn đâu nhà thơ cũng thấy dấu ấn của lịch sử. Cảnh núi non hiểm trở như một bãi chiến trường với “giáo gươm chìm gãy” đã gợi những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa quang cảnh.
+ Câu thơ “Hào kiệt công danh đất ấy từng” gợi nhớ đến những anh hùng hào kiệt Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo với những chiến công lẫy lừng để bảo vệ đất nước trên dòng sông này.
- Cảm hứng thế sự: Đó là nỗi thất vọng của nhà thơ đối với thực tại xã hội. Những chiến công oanh liệt những anh hùng hào kiệt chỉ còn là chuyện cũ, chuyện đã qua, “vắng” trong hiện tại. Thời đại đang sống khác hoàn toàn với cảnh oai hùng ngày xưa. Triều đại khởi đầu thật oanh liệt, nhưng bây giờ chỉ còn khiến cho người ta lo lắng bâng khuâng.
Câu 3
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những chi tiết thể hiện niềm tự hào của tác giả
Lời giải chi tiết:
Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông được thể hiện trong cảm hứng lịch sử của bài thơ. Nhà thơ đến cửa biển Bạch Đằng, vừa miêu tả được khung cảnh hùng vĩ tráng lệ, vừa gợi nhắc đến chiến tích trên sông Bạch Đằng. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về những chiến công lẫy lừng gắn liền với tên tuổi của những anh hùng hào kiệt. Đó không chỉ là niềm tự hào về lịch sử giữ nước anh hùng mà còn là niềm tự hào về khí phách dân tộc.
Câu 4
Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ và suy ra sự suy ngẫm của tác giả
Lời giải chi tiết:
Tác giả suy ngẫm về lịch sử, gợi nhắc chiến công trong quá khứ để từ đó thể hiện những bâng khuâng, lo lắng trước thực tại. Triều đại mà Nguyễn Trãi là khai quốc công thần, đã mở đầu thật hào hùng, nhưng hiện tại chỉ còn là cảnh quan trường hỗn độn. Những cảnh huy hoàng đều là “việc trước quay đầu ôi đã vắng”. Nguyễn Trãi không chỉ suy ngẫm về lịch sử đã qua, mà còn mượn lịch sử đã qua để suy ngẫm hôm nay.
Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
Bài tập 10. Đọc lại văn bản Bạch Đằng hải khẩu trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 35 – 36) và trả lời các câu hỏi:
- Xác định đề tài, thi liệu và thể loại của tác phẩm.
- Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với những đặc điểm gì?
- Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn dòng thơ cuối.
- Bài thơ mang đến cho bạn cảm nhận mới như thế nào về tâm hồn tác giả?
- So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.
Bài giải:
Trả lời:
Câu 1:
- Đề tài: Lịch sử, viết về cửa biển Bạch Đằng
- Thi liệu: Cửa biển Bạch Đằng – Địa danh lịch sử và niềm tự hào dân tộc.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu 2:
Hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở của dòng sông nhiều lần nhấn chìm quân xâm lược. Dấu tích của những chiến công oanh liệt, hào hùng cũng mang lại cho cảnh sắc thiên nhiên nét đẹp riêng: “Giáo gươm chìm gẫy bãi bao tầng”...
Câu 3:
Bốn dòng thơ cuối thể hiện cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự của tác giả:
- Tự hào về địa thế hiểm trở của núi sông nước Việt; ngợi ca những anh hùng, hào kiệt đã góp phần làm nên chiến thắng oai hùng.
- Bâng khuâng trước dòng chảy của thời gian, xúc động trong nỗi niềm hoài cổ...
Câu 4:
Căn cứ vào cảm xúc, tâm trạng, giọng điệu,... có thể xác định Nguyễn Trãi viết bài thơ trong khoảng thời gian sau cuộc kháng chiến chống quân Minh, khi chưa có những thất vọng về thực trạng xã hội đương thời. Vì vậy, bài thơ phản chiếu vẻ đẹp của một tâm hồn phơi phới, tràn đầy hùng tâm, tráng chí,.. của tác giả.
Câu 5.
- Hình tượng thiên nhiên trong Bảo kính cảnh giới gần gũi, bình dị.
- Hình tượng thiên nhiên trong Bạch Đằng hải khẩu hùng vĩ, hiểm trở.
Bài soạn "Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
* Nội dung chính: Bạch Đằng hải khẩu
Văn bản “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược. Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi bộc lộ lòng man mác bâng khuâng.
* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:
- Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.
- Bài thơ “Bạch Đằng hải khẩu” rút trong tập thơ “Ức Trai thi tập” hiện có 105 bài thơ chữ Hán. Trong “Nguyễn Trãi toàn tập” học giả Đào Duy Anh xếp bài thơ này vào số 45/105 bài.
- Đề tài: viết về sông Bạch Đằng, đây là dòng sông lịch sử oai hùng. Năm 938 Ngô Quyền chém đầu tướng Hoàng Thao tiêu diệt quân Nam Hán xâm lược. Năm 981 Lê Hoàn đánh bại giặc Tống. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đại phá giặc Nguyên Mông bắt sống Ô Mã Nhị.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.
- Bao trùm toàn bài thơ là cảm hứng lịch sử, là niềm tự hào dân tộc. Bài thơ “Cửa biển Bạch Đằng” ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược.
- Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.
- Nguyễn Trãi khẳng định quan hà hiểm yếu, sông Bạch Đằng hiểm yếu do thiên nhiên sắp đặt ra. Cũng là nơi để những bậc anh hùng dụng binh chống giặc lập nên bao chiến công lừng lẫy: “Tiếng thơm đồn mãi – Bia miệng chẳng mòn” (Trương Hán Siêu). Phép đối tạo nên vần thơ đẹp, ca ngợi núi sông hiểm trở. dân tộc Đại Việt có nhiều anh hùng hào kiệt:
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng
Tên tuổi những anh hùng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn bất tử với sông Bạch Đằng lịch sử.
- Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử.
- Thơ trở nên sâu lắng trong suy tưởng, giọng thơ thiết tha, trầm lặng. Đối cảnh mà sinh tình, đến dòng sông nhìn cảnh mà thi nhân nhớ bóng người xưa, lòng dạ cảm hoài bâng khuâng khôn xiết kể.
- Hoài niệm tạo nên chất thơ: tự hào, nhớ thương, nghĩ về cái còn và cái mất, cái hiện tại và cái đã qua:
Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng
→ Nói về hồn thiêng sông núi, về đất nước và con người, ca ngợi sức mạnh Việt Nam mà Nguyễn Trãi chỉ thông qua một cửa biển và một dòng sông Bạch Đằng. Mỗi chữ, mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh về cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ như nâng cao tầm vóc lớn lao của dân tộc để chúng ta yêu thêm sông núi Tổ quốc, yêu thêm truyền thống anh hùng của dân tộc, và tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của đất nước muôn đời. Cửa biển Bạch Đằng là bài thơ kiệt tác tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Trãi “lấp lánh sao Khuê”.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .