Top 6 Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất
Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất mà Alltop đã tổng hợp...xem thêm ...
Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
* Nội dung chính “Mãi mãi tuổi 20”:
Văn bản là dòng nhật ký đầy chân thật, gần gũi và bình dị ghi lại một thời chiến tranh ác liệt, những dấu chân người lính đi qua những vùng quê yên bình. Xoay quanh cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về đời, về những con người, về tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu dân tộc. Trên hết là lý tưởng cách mạng của tác giả nói riêng và thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam nói chung.
* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam
- Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.
- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:
+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến
+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ => ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường => cảm xúc khi vào quân ngũ => những trải nghiệm khi hành quân => khoảnh khắc hiện tại.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):
- Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa.
- Văn bản “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội. Với tôi, tác phẩm đã củng cố trong tôi niềm tin với những mục tiêu đã chọn và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực.
Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
*Nội dung chính của văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi
Văn bản là dòng nhật ký đầy chân thật, gần gũi và bình dị ghi lại một thời chiến tranh ác liệt, những dấu chân người lính đi qua những vùng quê yên bình. Xoay quanh cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về đời, về những con người, về tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu dân tộc. Trên hết là lý tưởng cách mạng của tác giả nói riêng và thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam nói chung.
*Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản
- Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...)
Trả lời
- Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam
- Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết
Trả lời
- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.
- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:
+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến
+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
- Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,....trong văn bản
Trả lời
- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ => ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường => cảm xúc khi vào quân ngũ => những trải nghiệm khi hành quân => khoảnh khắc hiện tại.
- Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.
Trả lời
- Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa.
- Văn bản “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc như một lời động viên, khích lệ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, xã hội. Với tôi, tác phẩm đã củng cố trong tôi niềm tin với những mục tiêu đã chọn và nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực.
Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
Nội dung chính
Văn bản kể lại những kỉ niệm đáng nhớ của nhân vật “tôi” những ngày ở chiến trường bom đạn
Câu 1
Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác...)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Tìm hiểu thêm về hoàn cảnh ra đời của văn bản
Lời giải chi tiết:
- Hình hình đất nước: cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt ở chiếc trường miền Nam
- Lựa chọn của tác giả: từ một chàng sinh viên trẻ tuổi trở thành một bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Điều kiện viết-sáng tác: trong một buổi đêm nơi chiến trường miền Nam, trước khung cảnh đêm tĩnh mịch, thanh bình, tác giả nhớ về những người đồng đội mà viết thư để chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
Câu 2
Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận cuộc sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Tìm hiểu thêm và rút ra kết luận về quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết
Lời giải chi tiết:
- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.
- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:
+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến
+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ.
Câu 3
Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,....trong văn bản
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý, phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng,... trong văn bản
Lời giải chi tiết:
- Giọng điệu trần thuật: tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân, đem lại sự gần gũi, thân thuộc với bạn đọc
- Mạch liên kết các sự kiện được triển khai theo dòng hồi tưởng của người viết: quyết định tham gia quân ngũ → ngày chia tay bạn bè để lên đường vào chiến trường → cảm xúc khi vào quân ngũ → những trải nghiệm khi hành quân → khoảnh khắc hiện tại.
Câu 4
Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào phần phân tích để đưa ra thông điệp
Nêu tác động với sự lựa chọn của bản thân
Lời giải chi tiết:
Thông điệp của văn bản: Với tuổi trẻ, chúng ta hãy sống hết mình, tình yêu nước và sức trẻ chính là động lực giúp ta cống hiến và có một cuộc đời thực sự ý nghĩa.
Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 4
* Nội dung chính: Mãi mãi tuổi 20
Nội dung văn bản “Mãi mãi tuổi 20” là dòng nhật ký đầy chân thật, gần gũi và bình dị ghi lại một thời chiến tranh ác liệt, những dấu chân người lính đi qua những vùng quê yên bình. Xoay quanh cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về đời, về những con người, về tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu dân tộc. Trên hết là lý tưởng cách mạng của tác giả nói riêng và thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam nói chung.
* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung về hoàn cảnh ra đời của văn bản (tình hình đất nước, cuộc sống và sự lựa chọn của tác giả, điều kiện viết – sáng tác,…)
Trả lời:
- Khi Nguyễn Văn Thạc bước chân vào ngưỡng cửa đại học là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đang thời kỳ căng thẳng, ác liệt nhất.
- Nguyễn Văn Thạc là người học giỏi, cả “xã hội” và “tự nhiên” như thời ấy thường nói, nghĩa là cả văn và toán, ở trung học anh đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc, ở đại học anh là sinh viên xuất sắc của khoa toán - cơ đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh có thể được chọn một con đường khác vào đời. Nhưng anh, và cả thế hệ anh, năm tháng ấy đã cởi áo sinh viên khoác lên mình áo lính. Không có sự lựa chọn nào khác khi tổ quốc lâm nguy. Và anh, như một người trai thế hệ, đã chấp nhận và dấn thân. Dấn thân không theo nghĩa hiện sinh mà theo nghĩa yêu nước và người trai Hà Nội ấy đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất Quảng Trị.
- Trên trong mỗi chặng đường hành quân, mỗi trạm dừng chân đâu đó qua các cung đường khác nhau, Nguyễn Văn Thạc lại ghi chép một cách tỉ mỉ cột mốc đánh dấu cuộc đời mình. Sau này được biên tập thành cuốn nhật kí “Mãi mãi tuổi 20”.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm hiểu quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết.
Trả lời:
- Quan điểm nhìn nhận đời sống:
+ Bước ra khỏi trang sách, sống cuộc đời của người lính, Nguyễn Văn Thạc hiểu được trách nhiệm của mình hơn đối với gia đình, người mình yêu thương, đồng độ và cao cả hơn là dân tộc Việt Nam.
+ Mỗi chặng đường đi qua, mỗi trạm dừng chân, anh đều ghi chép lại một cách tỉ mỉ những cột mốc để đánh dấu cuộc đời mình đầy chân thật. Cuốn nhật ký này không chỉ được viết bởi sự kiện, mà còn đan xen vào đó những ý nghĩ, suy nghĩ và đánh giá nhìn nhận bằng con mắt của người lính.
+ Chính những lần hành quân qua nhiều địa danh, vùng miền khác nhau, được gặp nhiều con người khác nhau giúp người con trai ấy trở nên gần gũi thân quen hơn với cuộc sống thực tế.
- Cảm xúc, tâm trạng của người viết:
+ Tự hào, vui sướng khi được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh – “Một màu xanh bất diệt của sự sống”, hạnh phúc khi nhận ra được những điều ý nghĩa.
+ Bồi hồi, xúc động, nghẹn ngào vì sự thiêng liêng của buổi chia tay, tình cảm của người đưa tiễn.
+ Nhớ nhà, nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ cùng với Như Anh.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích giọng điệu trần thuật và mạch liên kết các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng… trong văn bản.
Trả lời:
- Giọng điệu trần thuật: Tự hào, vui sướng, xúc động…
- Mạch liên kết các sự kiện, liên tưởng theo dòng cảm xúc của tác giả: Sau khi vào quân ngũ, tác giả mới bắt đầu suy ngẫm về sự lựa chọn của mình; hồi tưởng về ngày chia tay Hà Nội để lên đường; nhớ về Duy Anh với sự ân hận – “mình đi khi bạn bước vào năm học mới”; rồi lại trở về với thực tại, tự hào và hãnh diện khi được khoác lên chiếc áo màu xanh.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận ra thông điệp từ văn bản và nêu được tác động của nó đối với những lựa chọn của bản thân.
Trả lời:
- “Mãi mãi tuổi 20” có lẽ là cuốn sách rất hay và ý nghĩa mà thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần tìm hiểu và suy ngẫm, để thấy được trách nhiệm, vai trò của mình đối với đất nước, khi thế hệ cha anh lúc trước đã mất bao công sức để xây dựng.
- Nguyễn Văn Thạc là động lực để thế hệ trẻ chúng ta tự tin lựa chọn con đường đi cho riêng mình. Biết sống hết mình vì đam mê, vì lí tưởng và mục đích cao đẹp.
Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
ĐỌC HIỂU MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI
ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
2.10.1971
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.
Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.
...Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Câu 4: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
Câu 5: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”?
Câu 6: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích
Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi số 1
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu 2: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích là: tự sự
Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên: những ngày làm bộ đội, cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống
Câu 4: – Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:
- Ánh lửa cầu vồng.
- Màu đỏ của lửa, của máu.
- Hồng cầu của trái tim.
– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.
Câu 5: – Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? vì:
- Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.
- Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.
- Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc…
Câu 6: Thông điệp của đoạn trích mà tác giả muốn gửi gắm là: bản thân mỗi cá nhân phải sống có ích và có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
ĐỀ SỐ 2
Đọc đoạn văn bản sau:
"2/10/1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá (…). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!.. Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy."
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi - Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trích trên.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Hãy chỉ ra "những điều không ngờ" được tác giả nói đến trong đoạn trích?
Câu 4: Người viết đã thể hiện cảm xúc gì qua câu văn: Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!.
Câu 5: Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn: Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp..
Câu 6: Anh/chị hiểu thế nào về nỗi lòng của tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh "Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy."
Câu 7: Anh / chị có đồng ý với quan điểm "viết nhật kí không còn cần thiết trong cuộc sống hôm nay" không ? Vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi 20 số 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trích trên là: biểu cảm.
Câu 2
: Nội dung của đoạn trích trên là: là một đoạn nhật kí mà anh Nguyễn Văn Thạc đã bộc bạch chân thành cảm nghĩ, cảm xúc của mình trong những ngày đầu tạm biệt giảng đường Đại học để bước vào quân ngũ.
Câu 3: "những điều không ngờ" được tác giả nói đến trong đoạn trích:
- Không ngờ mình đã đến đây.
- Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá …
Câu 4: Cảm xúc của người viết được thể hiện qua câu văn: Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! là: Sự xúc động và niềm tự hào về Tổ Quốc.
Câu 5:
- Điệp từ được sử dụng qua đoạn trích là: khi
- Tác dụng của phép điệp từ: Nhấn mạnh thời điểm thiêng liêng nhất đối với người viết, trong không khí buổi lễ tiễn quân đầy xúc động, tự hào và đáng nhớ.
Câu 6: Nỗi lòng tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh “ Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”
- Phép so sánh đã làm rõ được tâm trạng rạo rực, hồi hộp, náo nức ở thời điểm đặc biệt của cuộc đời người lính trẻ. Đặc biệt qua thủ pháp so sánh cũng bộc lộ được lòng yêu nước, tự hào dân tộc của người lính.
Câu 7: Học sinh được đua ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.
Ví dụ: - Đồng ý vì viết nhật ký là một cách để lưu lại những ký ức, kỷ niệm đẹp mà bất cứ ai, dù sống trong thời đại nào cũng cần; một cách lưu giữ ký ức giản dị, chân thật và giàu cảm xúc;…
- Không đồng ý vì: thời đại 4.0 có nhiều cách để lưu giữ ký ức, kỷ niệm sống động hơn, thuận tiện hơn…
ĐỀ SỐ 3
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”
( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc.)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3: Đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 4: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ?
Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi số 3
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: biểu cảm.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích là: Sự trăn trở để hướng đến cuộc sống .Qua đó ngợi ca lẽ sống cao đẹp của anh Nguyễn Văn Thạc.
Câu 3: Có thể đặt nhan đề cho đoạn trích như sau:
- Lẽ sống cao đẹp
- Tâm hồn cao đẹp
- Sự cống hiến và hy sinh.
Câu 4: Biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản trên là :
- Điệp ngữ : biết yêu, biết ghét, biết sống cao thượng, phải làm…
- Tác dụng : Khẳng định lẽ sống cao đẹp.
Câu 5: Phẩm chất ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi có rất nhiều những phẩm chất để cảm phục đó là: Tâm hồn chính trực và cao cả; biết yêu và biết ghét ; biết cống hiến, hy sinh ; biết sống cao thượng ; dũng cảm.
Bài soạn "Thực hành đọc: Mãi mãi tuổi hai mươi trang 122" (Ngữ văn 10 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 121 – 123) và trả lời các câu hỏi:
- Tìm các chi tiết miêu tả người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm gì của người trần thuật xưng “tôi”?
- Sự kiện chính trong văn bản là gì? Sự kiện đó được quan sát từ điểm nhìn nào? Cách sử dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?
- Giọng điệu trần thuật của văn bản có gì đặc biệt? Những yếu tố nào tạo nên giọng điệu trần thuật đó?
- Các sự kiện, cảm xúc, liên tưởng trong văn bản được sắp xếp, tổ chức theo cách nào?
- Văn bản cho bạn biết thêm điều gì về cuộc sống của thế hệ thanh niên trongcuộc kháng chiến chống Mỹ?
- Thông điệp bạn nhận được từ văn bản là gì? Liệu những thông điệp đó còn có ý nghĩa với đời sống của bạn hay không? Vì sao?
7.“Anh sinh viên quen màu trắng áo của cánh cò, quen màu xanh da trời tháng nắng... Mình trút bỏ không thương tiếc, và trìu mến khoác lên mình màu xanh ấy. Màu xanh của núi đồi và thảo nguyên, của ước mơ và hi vọng. Màu xanh bất diệt của sự sống.. Bạn nghĩ gì về lựa chọn của người trần thuật xưng “tôi” trong văn bản?
Bài giải:
Trả lời:
1. Các chi tiết miêu tả người trần thuật xưng “tôi” gồm có:
- Các chi tiết mang tính chất tự thuật như: “hai mươi tám ngày trong quân ngũ”; Yên Sở tam giác như thêm “dọc đường hành quân”; “còn mình, sẽ đi về phương Nam..; “sống trên hai mươi ngày bên hồ cá Yên Duyên, Yên Sở".
- Các chi tiết miêu tả cảm xúc, cảm giác như: “thèm quá, nghe một tiếng thì thào của cánh gió trên đổi bạch đàn..; “mình đã khóc, nước mắt giàn giụa”; “rối loạn, và thoảng một thứ mùi khó chịu”; “mình không dám đứng lâu và đành chịu một nỗi ân hận giày vò...”; “vui sướng, tự hào, cảm động làm sao khi trên người ta là bộ quân phục xanh màu lá”; “sung sướng và hãnh diện biết bao”; “ta bước nhẹ, lắng làng một mùi hương quen thuộc”;...
=> Các chi tiết này nhằm xây dựng nên hình tượng người trần thuật là một người lính trẻ đã sẵn sàng rời bỏ giảng đường đại học để lên đường nhập ngũ, với rất nhiều cảm xúc vừa xúc động, tự hào, háo hức, tràn đầy niềm tin vào lí tưởng, vừa bâng khuâng, lưu luyến khi phải chia tay những gì thân thuộc, gắn bó nhất của mình.
2.
- Sự kiện chính được miêu tả trong văn bản là người lính trẻ lần đầu tiên rời xa giảng đường và người thân, lên đường nhập ngũ.
- Sự kiện đó được quan sát từ điểm nhìn bên trong, điểm nhìn tâm lí.
=> Từ điểm nhìn này, tác giả thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, liên tưởng rất đỗi tinh tế, phức tạp bên trong người kể chuyện xưng “tôi” như cảm giác nghẹn thắt khi lần cuối cùng ngước nhìn cánh cửa sổ, những hoài niệm về giảng đường đại học, cảm giác thân thuộc khinhìn xóm làng yêu quý đang ngủ yên,... Văn bản vì thế không chỉ ghi chép lại các sự kiện có thật trong quá khứ, mà còn giúp người đọc hiểu hơn về đời sống tinh thần của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
3.
- Giọng điệu bao trùm toàn bộ văn bản là giọng điệu hân hoan, háo hức, bâng khuâng, trăn trở của một người lính trẻ lần đầu nhập ngũ.
- Giọng điệu này được tạo nên bởi:
+ Lời độc thoại nội tâm với rất nhiều những trăn trở, tự vấn (“Thế là thế nào?”;“Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế”; “Mình đã lớn rồi. Học bao lâu mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”).
+ Hình thức câu văn nghi vấn và cảm thán xuất hiện với một tần suất dày đặc trong suốt văn bản (“ở đâu, khuôn mặt thân yêu ấy?”; “Bước lên giảng đường, bạn có nhớ tới mình không?..”;“Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn”;...).
+ Điểm nhìn trần thuật bên trong, cho phép soi tỏ những suy tư, thậm chí cảm giác thoáng qua của người trần thuật.
4.
+ Tiếng xe nổ máy gợi nên nỗi hoài niệm của quá khứ (“Một hôm nào, những hôm nào mình mong chờ nhìn thấy bạn của mình đạp xe qua”).
+ Vầng trăng trong đêm hành quân gợi nhớ tới cánh buồm đỏ thắm.
+ Ánh đèn pin của đồng đội gợi nhớ tới con dể trong bản nhạc đêm của Pri-sơ-vin (Prishvin), tới người yêu,...
=> Việc tổ chức các yếu tố của văn bản theo mạch cảm xúc của người trần thuật xưng “tôi” khiến cho người đọc có thể quan sát lịch sử từ điểm nhìn của cá nhân và chính điều này đã tạo nên sức sống của những trang nhật kí.
5. Qua những sự kiện, cảm xúc, suy tư của người trần thuật trong văn bản, ta có thể thấy cuộc sống của con người một thời đã qua. Đó là một thế hệ thanh niên sẵn sàng gác bỏ những ước mơ, tình cảm, hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho lí tưởng, tuy sống trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, nhưng tâm hồn vẫn rất lãng mạn, bay bổng, đầy mơ mộng và yêu thương.
6.
- Văn bản có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Mỗi con người là một cá nhân với những cảm xúc, cảm giác, số phận riêng, nhưng người ta sẽ sống trọn vẹn nhất đời sống cá nhân mình, hiểu rõ nhất cá nhân mình khi hoà làm một với cộng đồng.
- Văn bản cũng có thể gợi cho chúng ta suy nghĩ về những lựa chọn trong cuộc sống. Mỗi lựa chọn đều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ, hi sinh, gợi nhiều tiếc nuối, băn khoăn, nhưng sự can đảm trong lựa chọn sẽ làm chúng ta trưởng thành hơn. Những thông điệp như vậy vẫn có ý nghĩa trong đời sống ngày nay, vì đó là những vấn đề phổ quát của nhân loại trong mọi thời đại.
7.
- Nguyễn Văn Thạc từng là sinh viên năm nhất khoa Toán- cơ trường đại học Tổng Hợp Hà Nội. Nhưng đó cũng là thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới: chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội, chính vì vậy Nguyễn Văn Thạc đã quyết định rời bỏ giảng đường và điền đơn tự nguyện tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
- Trong những trang nhật kí Nguyễn Văn Thạc đã thể hiện niềm niềm tự hào khi được tham gia cách mạng, sự hãnh diện khi được khoác lên mình chiếc áo màu xanh. Có thể thấy, đối với anh đây là lựa chọn đúng đắn và sáng suốt nhất trong cuộc đời của mình.
=> Đây là một lựa chọn hết sức can đảm, thể hiện tinh thần quyết tâm, sự hy sinh cái tôi cá nhân để hòa vào cái ta chung của tổ quốc của Nguyễn Văn Thạc.
=> Trong bối cảnh đất nước đang diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, lựa chọn đó của Nguyễn Văn Thạc còn có ý nghĩa cổ vũ cho thế hệ thanh niên lúc bấy giờ: Dám từ bỏ ước mơ, tình yêu, sự nghiệp, dám rời xa gia đình, hi sinh bản thân mình để cống hiến cho tổ quốc.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .