Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

627

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a)

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

(Bình Nguyên)

b) 

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Đinh Nam Khương)

Trả lời: 

Từ láy trong những câu thơ:

a) 

- Chắt chiu: Dành dụm cẩn thận, từng tí một.

- Dãi dầu: chịu đựng lâu ngày tác động của nắng mưa, sương gió và những nỗi gian khổ, vất vả.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh, làm rõ sự lam lũ, khổ cực của người mẹ để tạo ra những phép nhiệm mầu đem đến một cuộc sống tốt đẹp cho đứa con của mình.

b) 

- Nghẹn ngào: xúc động không nói thành lời.

- Rưng rưng: chỉ nước mắt ứa ra đọng đầy ở tròng mắt nhưng chưa chảy xuống thành giọt.

→ Tác dụng: Bày tỏ sự xúc động từ sâu kín trong lòng tác giả khi chứng kiến những hành động, công việc chất chứa tình yêu thương của mẹ dành cho mình.


Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

[…]

À ơi này cái Mặt Trời bé con…

(Bình Nguyên)

Trả lời: 

Ẩn dụ cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con để gọi tên thay cho đứa con bé bỏng của người mẹ.

→ Tác dụng: Đó là những hình ảnh thiên nhiên vĩ đại, duy nhất. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu thương to lớn, dạt dào của người mẹ dành cho người con – điều quý giá nhất trần đời của mẹ.


Câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a) 

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(Tục ngữ)

Trả lời:

a) Cái khuyết tròn đầy

- Cái khuyết là cái không đầy đủ → Đứa bé còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ.

- Cái khuyết tròn đầy: Hình ảnh đứa bé phát triển, bụ bẫm, đáng yêu.

⇒ Tình yêu lớn lao, hi vọng con sẽ lớn khôn, khỏe mạnh.

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ăn quả: Hành động thưởng thức trái ngọt sau một khoảng thời gian trồng trọt→ Hưởng thụ thành quả có sẵn.

- Kẻ trồng cây: Những người trồng trọt, chăm sóc để cây phát triển → Những người bỏ công sức, mồ hôi nước mắt để đem lại những thành quả đó.

⇒ Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

- Mực: mực tàu dùng để viết bằng bút lông, nếu bất cẩn thì sẽ dây mực ra người, bị lem nhem, xấu xí.

- Đen: những điều không tốt, tối tăm, tiêu cực

Gần mực thì đen: ở trong một môi trường không tốt, với những con người có lối sống không lành mạnh thì dễ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực

- Đèn: vật phát ánh sáng soi rọi mọi thứ. 

- Sáng: những điều tốt đẹp, sáng rực, tích cực.

Gần đèn thì sáng: ở trong một môi trường ành mạnh với những cá nhân có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, con người sẽ dễ dàng chịu những tác động tốt để từ đó phát triển và hoàn thiện bản thân.

⇒ Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của môi trường sống tác động lên mỗi con người, ở trong một môi trường tốt đẹp thì ta sẽ có điều kiện để phát triển bản thân, trong khi ở trong một môi trường không lành mạnh thì dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên tránh xa những điều xấu và xây dựng một môi trường sống lành mạnh.


Câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.

Trả lời: 

Mẹ luôn là người dạy dỗ tôi, nhắc nhở tôi những điều hay qua những câu chuyện mẹ kể. Những câu chuyện cổ tích hằng đêm mà mẹ kể mang đến một thế giới kì ảo trong tôi. Những bài học trong đó là tia sáng chỉ lối tôi trên con đường đời. Đó là nơi mà những người nghèo, hiền lành đấu tranh giành lại những gì tốt đẹp cho mình. Còn kẻ ác sẽ bị trừng phạt một cách thích đáng. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Các từ láy là:

a. dãi dầu => Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ

b. rưng rưng => Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ


Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Ẩn dụ trong câu: "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé

- Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con


Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

b. 

- “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.

- “trồng cây” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

c. 

+ "Mực": so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn": so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.


Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời bắt đầu tỉnh giấc. Ba tôi thường là người đưa tôi và em gấu đi học. Mẹ tôi là một cô giáo vậy nên thời gian mẹ dành cho chúng tôi rất ít và cả ba tôi cũng vậy. Mẹ tôi có một giọng nói rất êm ái, rất dễ nghe. Chính vì thế mà gia đình tôi luôn luôn ngập tràn hạnh phúc. Cha mẹ tôi rất thích nghe tiếng chim hót buổi sáng sớm nên chúng tôi sống ở một nơi hằng ngày cứ mỗi khi mở cửa sổ ra tiếng hát của những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc mà ba mẹ tôi rất thích. Nhân hóa: Ông mặt trời, em gấu So sánh: những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc.

Chú thích:

- Ẩn dụ: phần in đậm.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

  1. Biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.
  2. Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD:

Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

→ Màu đỏ của hoa lựu được ví như ngọn lửa lập lòe, tạo nên một hình ảnh rất sống động và gợi cảm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đổi với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a) Bàn tay mang phép nhiệm mẫu

Chất chịu từ những dãi dầu đây thôi.

(Bình Nguyên)

b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Định Nam Khương)

=> Xem hướng dẫn giải


Các từ láy là:

Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cải trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

{....}

A ơi này cái mặt trời bé...

(Bình Nguyên)

=> Xem hướng dẫn giải


  • Ẩn dụ trong câu: " cái trăng vàng", " cái trăng tròn", " cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé

Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con


Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a) Ru cho cát khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhở nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

b) Ăn quả nhớ kế trồng cây.

(Tục ngữ)

c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

=> Xem hướng dẫn giải

" Cái khuyết tròn đầy" => ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu

b. “Ăn quả” so sánh ngầm với  hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.

“trồng cây” so sánh ngầm với  hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

c. 

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.


Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép ẩn dụ

=> Xem hướng dẫn giải

Bà tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở nhà bà là người thương và cưng chiều tôi nhất. Bà nhắc nhở tôi phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiện điều nhân nghĩa kể cho tôi nghe qua đó giáo dục tôi. Bà tôi ngày ngày thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn tôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 41)

Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a.

Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đây thôi.

(Bình Nguyên)

b.

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Đinh Nam Khương)

Gợi ý:

a.

  • Từ láy là: chắt chiu (dành dụm cẩn thận từng ít một vì coi là quý giá)
  • Tác dụng: thể hiện sự lam lũ, tần tảo của người mẹ.

b.

  • Từ láy: nghẹn ngào (không nói được lên lời vì quá xúc động), rưng rưng (ứa ra đọng đầy tròng nhưng chưa chảy xuống thành giọt, sắp khóc)
  • Tác dụng: thể hiện thái độ xúc động của người con khi thấy được sự vất vả, hy sinh của mẹ.

Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
[....]
À ơi này cái Mặt Trời bé con…

(Bình Nguyên)

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng” để chỉ em bé.

- Tác dụng: Nhà thơ muốn qua hình ảnh ẩn dụ để bộc lộ tình yêu thương của người mẹ dành cho em bé, đối với mẹ đứa con giống như ánh trăng mang lại ánh sáng, ấm áp cho cuộc sống.

Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a.

Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nào nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

Gợi ý:

Viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng ít nhất một ẩn dụ.

- Gia đình là một phần quan trọng đối với mỗi người.

- Vai trò của gia đình: Là chỗ dựa vững chắc của con người. Ở đó có những người thân yêu thương, bảo vệ chúng ta…

Điều cần làm đối với gia đình: Trân trọng gia đình, yêu thương và tôn trọng những người thân…

Gợi ý:

Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, đó là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.


* Bài tập ôn luyện: 

Xác định từ láy trong đoạn văn sau:

“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”

(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)

Gợi ý:

Các từ láy là: tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, dần dần.

Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viếng Lăng Bác, Viễn Phương)

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ 2.

- Tác dụng: “Mặt trời” trong câu thơ thứ 2 tượng trưng cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với dân tộc Việt Nam, Bác cũng giống như ánh mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng cho nhân dân. Nhưng đó là ánh sáng của cách mạng giúp nhân dân giành lại được độc lập, tự do.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

Trả lời câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ láy để làm câu này.

Lời giải chi tiết:

Các từ láy là:

dãi dầu: những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ

b.

nghẹn ngào: nghẹn lời, không nói được vì quá xúc động

rưng rưng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ


Trả lời câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về ẩn dụ.

Lời giải chi tiết:

- Ẩn dụ trong câu: "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé

- Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con.


Trả lời câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức ẩn dụ và so sánh.

Lời giải chi tiết:

"Cái khuyết tròn đầy": ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu

b. 

- “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.

- “trồng cây” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

c. 

+ "Mực": so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn": so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.


Trả lời câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng yêu cầu ngắn gọn và sử dụng phép ẩn dụ.

Lời giải chi tiết:

  Mỗi buổi sáng, khi ông mặt trời bắt đầu tỉnh giấc. Ba tôi thường là người đưa tôi và em gấu đi học. Mẹ tôi là một cô giáo vậy nên thời gian mẹ dành cho chúng tôi rất ít và cả ba tôi cũng vậy. Mẹ tôi có một giọng nói rất êm ái, rất dễ nghe. Chính vì thế mà gia đình tôi luôn luôn ngập tràn hạnh phúc. Cha mẹ tôi rất thích nghe tiếng chim hót buổi sáng sớm nên chúng tôi sống ở một nơi hằng ngày cứ mỗi khi mở cửa sổ ra tiếng hát của những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc mà ba mẹ tôi rất thích. Nhân hóa: Ông mặt trời, em gấu So sánh: những chú chim như đang tạo ra những bản nhạc.

Chú thích:

- Ẩn dụ: phần in đậm.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 41-42" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

Câu 1 trang 41 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a) Bàn tay mang phép nhiệm mẫu
Chất chịu từ những dãi dầu đây thôi.

(Bình Nguyên)

b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Định Nam Khương)

Trả lời:

Các từ láy là:

a) Chắt chiu: Dành dụm cẩn thận, từng tí một.

Dãi dầu: chịu đựng lâu ngày tác động của nắng mưa, sương gió và những nỗi gian khổ, vất vả.

⇒ Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ.

b) Nghẹn ngào: xúc động không nói thành lời.

Rưng rưng: chỉ nước mắt ứa ra đọng đầy ở tròng mắt nhưng chưa chảy xuống thành giọt.

⇒ Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ.


Câu 2 trang 41 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cải trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
{….}
A ơi này cái mặt trời bé…

(Bình Nguyên)

Trả lời:

– Ẩn dụ trong câu: “cái trăng vàng”, “cái trăng tròn”, “cái trăng” ⇒ ẩn dụ chỉ em bé.

– Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con.


Câu 3 trang 42 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a) Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhở nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

Trả lời:

a) “Cái khuyết tròn đầy” ⇒ ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu.

⇒ Tình yêu lớn lao, hi vọng con sẽ lớn khôn, khỏe mạnh.

b) – “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.

– “trồng cây” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

⇒ Khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

c) – “Mực”: so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

– “Đèn”: so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

⇒ Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của môi trường sống tác động lên mỗi con người, ở trong một môi trường tốt đẹp thì ta sẽ có điều kiện để phát triển bản thân, trong khi ở trong một môi trường không lành mạnh thì dễ bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên tránh xa những điều xấu và xây dựng một môi trường sống lành mạnh.


Câu 4 trang 42 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép ẩn dụ

Trả lời:


Trong gia đình tôi, mọi người đều rất yêu thương nhau. Cha mẹ thì dạy dỗ, chăm sóc con cái. Còn con cái thì kính trọng, yêu mến cha mẹ. Nhờ có tình cảm gia đình, mọi thành viên đều luôn gắn kết với nhau. Tình cảm gia đình trở thành ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi người trong suốt cuộc đời. Khi vui sướng, hạnh phúc hay khổ đau, vấp ngã thì chúng ta cũng luôn cần có gia đình. Bởi vậy mà mỗi người hãy biết trân trọng thứ tình cảm đáng quý này.

Phép ẩn dụ: Tình cảm gia đình trở thành ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi người trong suốt cuộc đời.

Hoặc:

Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.

Phép ẩn dụ: Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. (giông bão - chỉ những khó khăn, thử thách)

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .