Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất

633

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Câu 1 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 96: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

Trả lời:

- Một số câu mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian:

+ “Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.”

+ “Ngày 28- 29/8/1945 Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.”

+ “14h ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.”

+ “Sau 58 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cư điểm Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn”

- Tác dụng: Các trạng ngữ chỉ thời gian giúp thông tin trong câu văn được truyền tới người đọc rõ ràng và cụ thể hơn.


Câu 2 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 96: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập ”. (Bùi Đình Phong)

d) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét đuyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời:

- Vị ngữ trong các câu dưới đây là: 

a) mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.

b) tan vỡ

c) dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập ”.

d) đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét đuyệt.

- Vị ngữ các câu a),c),d) là cụm từ 


Câu 3 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 96: Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo đài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo " Tuyên ngôn Độc lập" ( Theo Bùi Đình Phong)

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc " tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 ( Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời

a.Vị ngữ: “trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo đài kín xuống tận chấm đuôi.”

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

trước kia

ngắn

hủn hoẳn

bây giờ

thành

Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

b.Vị ngữ: “trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.”

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

trả lời

tôi bằng một giọng rất buồn rầu.

c.Vị ngữ: “bổ sung một số điểm vào bản thảo " Tuyên ngôn Độc lập"

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

bổ sung

một số điểm vào bản thảo

d.Vị ngữ: “đọc " tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945”

Phần phụ trước

Phần trung tâm

Phần phụ sau

đọc

tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945


Câu 4 SGK Ngữ Văn tập 1 trang 96: Viết đoạn văn ( Khoảng 4-5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học ( trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ làm cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Trong chương trình Ngữ Văn 6, em đã được tìm hiểu một số văn bản thông tin rất hấp dẫn và bổ ích. Trong các văn bản đó em thích nhất là văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” của tác giả Bùi Đình Phong. Qua văn bản này em đã được cung cấp những thông tin rất cụ thể và chi tiết về quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập từ những khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Giúp em khắc sâu kiến thức về sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. 14h ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Câu có vị ngữ là cụm từ: “em đã được tìm hiểu một số văn bản thông tin rất hấp dẫn và bổ ích.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

Trả lời: 

Những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong:

- Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”:

Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Giữa tháng 5, Người yêu cầu… cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập… ra mắt nhân dân.

Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng… mà Người đã chuẩn bị.

Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến… lâm thời.

Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang,… một cái bàn tròn.

Ngày 30-8, Bác mời một số… Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 31-8, Bác bổ sung… Tuyên ngôn Độc lập.

14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh… Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

-Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ:

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta… hoàn toàn.

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

→ Tác dụng của kiểu câu đó khiến cho việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản được rõ ràng hơn. Người đọc nắm bắt được các mốc thời gian cụ thể, người viết dễ dàng viết hơn.


Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)

d) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời: 

a) Vị ngữ: mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. → Là các cụm từ.

b) Vị ngữ: tan vỡ. → Không phải cụm từ.

c) Vị ngữ: dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. → Là cụm từ.

d) Vị ngữ: đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. → Là cụm từ.


Câu 3 trang 96, 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (Theo Bài Đình Phong)

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời:

a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (cụm động từ)

*Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn

- Thành phần phụ trước: trước kia

- Thành phần trung tâm: ngắn

- Thành phần phụ sau: hủn hoắn

*Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

- Thành phần phụ trước: bây giờ

- Thành phần trung tâm: thành

- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: trả lời

- Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu

c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: bổ sung

- Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: đọc

- Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945


Câu 4 trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ làm cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời: 

Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” của Bùi Đình Phong đã giúp em có những hiểu biết toàn diện về sự kiện khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác Hồ đã chuẩn bị kĩ càng cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Bản tuyên ngôn đã mạnh mẽ khẳng định quyền tự do, quyền độc lập của nước ta trước mọi thế lực thù địch.

→ Câu có vị ngữ làm cụm từ: Bác Hồ đã chuẩn bị kĩ càng cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Thành phần phụ trước: đã

- Thành phần trung tâm: chuẩn bị

- Thành phần phụ sau: kĩ càng, cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Trong bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập:

- Ngày 28 và 29/8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sợ của Chính phủ lâm thời.

- Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập

→→Tác dụng:  Nhấn mạnh, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu


Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các vị ngữ trong câu:

a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa

b. tan vỡ.

c. soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập

d. các thành viên Chính phủ xét duyệt

- Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa là cụm từ.


Câu 3 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (cụm động từ)

*Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn

- Thành phần phụ trước: trước kia

- Thành phần trung tâm: ngắn

- Thành phần phụ sau: hủn hoắn

*Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

- Thành phần phụ trước: bây giờ

- Thành phần trung tâm: thành

- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

b) Vị ngữ: Trả lời:tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: Trả lời::

- Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu

c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: bổ sung

- Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: đọc

- Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945


Câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

    Trong những văn bản thông tin đã được học, em đặc biệt ấn tượng với văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập. Đọc văn bản em thấy sự tự hào và xúc động vô cùng. Sau những năm tháng vất vả, cơ cực, bị lệ thuộc, cuối cùng dân tộc Việt Nam đã cũng đã được độc lập. Bản Tuyên ngôn Độc lập của bác đã rất đầy đủ, cụ thể, lập luận sắc bén để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

Trả lời: 

Những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong:

- Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”:

Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Giữa tháng 5, Người yêu cầu… cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập… ra mắt nhân dân.

Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng… mà Người đã chuẩn bị.

Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến… lâm thời.

Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang,… một cái bàn tròn.

Ngày 30-8, Bác mời một số… Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 31-8, Bác bổ sung… Tuyên ngôn Độc lập.

14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh… Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ:

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta… hoàn toàn.

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

→ Tác dụng của kiểu câu đó khiến cho việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản được rõ ràng hơn. Người đọc nắm bắt được các mốc thời gian cụ thể, người viết dễ dàng viết hơn.


Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

a) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

b) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

c) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)

d) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời: 

a) Vị ngữ: mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. → Là các cụm từ.

b) Vị ngữ: tan vỡ. → Không phải cụm từ.

c) Vị ngữ: dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. → Là cụm từ.

d) Vị ngữ: đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. → Là cụm từ.


Câu 3 trang 96, 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (Theo Bài Đình Phong)

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời:

a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (cụm động từ)

*Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn

- Thành phần phụ trước: trước kia

- Thành phần trung tâm: ngắn

- Thành phần phụ sau: hủn hoắn

*Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

- Thành phần phụ trước: bây giờ

- Thành phần trung tâm: thành

- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: trả lời

- Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu

c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: bổ sung

- Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: đọc

- Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945


Câu 4 trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ làm cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời: 

Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” của Bùi Đình Phong đã giúp em có những hiểu biết toàn diện về sự kiện khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác Hồ đã chuẩn bị kĩ càng cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Bản tuyên ngôn đã mạnh mẽ khẳng định quyền tự do, quyền độc lập của nước ta trước mọi thế lực thù địch.

→ Câu có vị ngữ làm cụm từ: Bác Hồ đã chuẩn bị kĩ càng cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Thành phần phụ trước: đã

- Thành phần trung tâm: chuẩn bị

- Thành phần phụ sau: kĩ càng, cho việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

I. Hướng dẫn bài tập trong SGK

Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.

- Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập:

  • Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
  • Giữa tháng 5, Người yêu cầu…
  • Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
  • Tối 25-8, Người vào nội thành …
  • Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì..
  • Ngày 27-8-1945, Người tiếp cán bộ…
  • Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến…
  • Ngày 30 - 8, Bác mời…
  • 14 giờ, ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh…

- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sau 56 ngày đêm…

Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?

Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

  • Vị ngữ: mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
  • Vị ngữ trên là một cụm từ.

Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

Vị ngữ: tan vỡ

Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)

Vị ngữ: dành phần lớn thì giờ soạn thảo…

Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

Vị ngữ: đưa bản thảo…

Tim vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.

Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

  • Vị ngữ: ngắn hủn hoẳn, dài kín xuống tận chấm đuôi.
  • Vị ngữ là cụm tính từ, tính từ trung tâm là ngắn, dài, thành tố phụ là hủn hoẳn, kín xuống tận chấm đuôi.

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

  • Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là trả lời, thành phần phụ (bằng một giọng rất buồn rầu)

Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập” (Theo Bùi Đình Phong)

  • Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là bổ sung, thành phần phụ là một số điểm vào…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Theo Bùi Đình Phong)

  • Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập”
  • Vị ngữ là cụm động từ, động từ trung tâm là đọc, còn thành phần phụ là “Tuyên ngôn độc lập”.

Viết đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ là cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập” của Bùi Đình Phong đã giúp tôi hiểu rõ quá trình Hồ Chủ tịch viết bản Tuyên ngôn Độc lập. Từ khi, Bác rời Pác Bó về Tân Trào để đề nghị Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ có được cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Cho đến khi Bác rời Tân Trào về Hà Nội để triệu tập các cuộc họp quan trọng, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, trao đổi và góp ý để sửa đổi cho bản thảo Tuyên ngôn độc lập. Bản Tuyên ngôn đã được hoàn thành sau một thời gian dài. Và đến ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã có ý nghĩa vô cùng trọng đại với nhân dân và đất nước Việt Nam.

  • Câu văn: Bản Tuyên ngôn đã được hoàn thành sau một thời gian dài.
  • Vị ngữ là cụm từ động từ: đã được hoàn thành (động từ trung tâm: hoàn thành)

Xem thêm Đoạn văn cảm nghĩ về một văn bản thông tin đã học


II. Bài tập ôn luyện thêm

Xác định cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ có trong các câu sau:

Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

(Con Rồng cháu Tiên)

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết.

(Thạch Sanh)

Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

(Thạch Sanh)

Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng.

(Thánh Gióng)

Gợi ý:

c.

  • Cụm động từ: sống lủi thủi
  • Cụm danh từ: một túp lều cũ, cả gia tài, một lưỡi búa của cha để lại

Cụm động từ: đi đến làng chú bé Gióng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 96-97" (Ngữ văn 6 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Trong bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập:

- Ngày 4-5-1945. HCM rời Pác Bó về Tân Trào.

- Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

- Ngày 28 và ngày 29-8, ban ngày, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời.

.....

=> Tác dụng của việc mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu


Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các vị ngữ trong câu:

a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa

b. tan vỡ.

c. soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập

d. các thành viên Chính phủ xét duyệt

- Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ a. mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa là cụm từ.


Câu 3 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (cụm động từ)

*Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn

- Thành phần phụ trước: trước kia

- Thành phần trung tâm: ngắn

- Thành phần phụ sau: hủn hoắn

*Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

- Thành phần phụ trước: bây giờ

- Thành phần trung tâm: thành

- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: trả lời

- Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu

c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: bổ sung

- Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)

- Thành phần trung tâm: đọc

- Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945


Câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Từ nhỏ, em đã thấy tự hào và xúc động vì những cuộc vệ quốc oai hùng của dân tộc ta. Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ là một văn bản thông tin đặc sắc đã giúp chúng em hình dung ra trận chiến oai hùng của dân tộc qua những hình ảnh quý báu của quá khứ và những thông tin ngắn gọn về chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng đã đuổi sạch quân Pháp và trả lại bầu trời hòa bình cho dân tộc. Qua đó, em thêm yêu đất nước, thêm yêu văn chương và thêm yêu những văn bản thông tin đã đem lại cho chúng em kiến thức bổ ích.


B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

 Mở rộng vị ngữ

- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ. 

Ví dụ: Ông em tóc đã bạc.

- Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Ví dụ: Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn

- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị ngữ thường được mở rộng thành cụm từ (động từ, tính từ làm vị ngữ mở rộng thành cụm đồng từ, cụm tính từ).

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .