Top 6 Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất

64

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) hay nhất mà Alltop tổng hợp trong bài viết dưới đây....xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 1

Câu 1. Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

 Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí .

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

Gợi ý: 

a.

  • trí tuệ: sự hiểu biết.
  • quan niệm: cách đánh giá, suy nghĩ về một vấn đề nào đó

b.

  • thiên nhiên: những sự vật tồn tại xung quanh con người, không do con người tạo ra.
  • thực hành: làm, áp dụng lí thuyết vào thực tế.

c.

  • hoàn mĩ: đẹp đến mức trọn vẹn, không chê một điểm nào
  • triết lí: suy nghĩ, đánh giá chung của con người về vấn đề xã hội và con người.

Câu 2. Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở):

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

quốc (nước)

quốc gia, quốc kì, quốc ca, quốc huy, quốc tịch, quốc thổ…

2

gia (nhà)

gia phả, gia tộc, gia súc, gia cầm, gia chủ…

3

gia (tăng thêm)

gia vị, tham gia, gia giảm…

4

biến (tai họa)

biến cố, tai biến...

5

biến (thay đổi)

biến dạng, biến hóa...

6

hội (họp lại)

hội chợ, hội nghị…

7

hữu (có)

hữu ích, hữu dụng, hữu tình…

8

hóa (thay đổi, biến thành)

hóa thân, hóa trang, cảm hóa…


Câu 3. Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

  • Việt Nam là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á.
  • Hôm nay, em sẽ tham gia một khóa học Tiếng Anh.
  • Ong là một loài động vật hữu ích.

Câu 4. Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

Nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi. Dùng từ “tôn vinh” sẽ mang ý nghĩa đề cao, khẳng định vai trò của trí tuệ dân gian. Cùng với đó, việc dùng từ Hán Việt sẽ phù hợp với ngôn ngữ của bài viết.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 2

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

a.

- trí tuệ: là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.

- quan niệm: là cách hiểu riêng của mỗi người về một sự vật, một vấn đề cụ thể nào đó.

b.

- thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

- thực hành: là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế.

c.

- hoàn mĩ: vẻ đẹp hoàn hảo, không tì vết, không khuyết điểm.

- triết lí: là những điều được đúc rút bởi trải nghiệm, được phát biểu ngắn gọn, xúc tích.


Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước) 

Quốc gia, quốc bảo, quốc kỳ,...

2

Gia (nhà) 

Gia đình, gia bảo, gia phong,…

3

Gia (tăng thêm) 

Gia vị, gia tăng, ...

4

Biến (tai họa) 

Tai biến, biến cố, biến chứng,...

5

Biến (thay đổi) 

Biến hình, vạn biến, bất biến,…

6

Hội (họp lại) 

Hội thao, hội thảo, hội tụ,…

7

Hữu (có) 

Hữu hình, hữu ích,...

8

Hóa (thay đổi, biến thành) 

Tha hóa, chuyển hóa, biến hóa,…

Giải nghĩa:

- quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trị để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ.

- quốc kỳ: lá cờ của một đất nước.

- quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia.

- gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

- gia bảo: bảo vật của gia đình.

- gia phong: nề nếp, quy định của một gia đình.

- gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học

- gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào

- tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ

- biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân.

- biến chứng: sự việc, tình hình đột ngột chuyển biến theo chiều hướng xấu, thường dùng cho sức khỏe.

- hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm

- hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm.

- hội thảo: cùng gặp nhau để thảo luận, bàn bạc về một vấn đề.

- hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo…

- hữu ích: là có ích lợi.

- tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác.

- chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác.

- biến hóa: biến đổi sang trạng thái, hình dạng, tính chất khác.


Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) :

- Chiếc chuông cổ này được chỉ định là quốc bảo.

- Dù cuộc sống bôn ba, vất vả thì gia đình vẫn phải giữ nề nếp, gia phong.

- Tình bình bệnh của cậu Ba bỗng biến chứng xấu.


Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1) : 

Nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu đã thay đổi. Từ “khen ngợi” chì là sự công nhận còn từ “tôn vinh” có giá trị ca ngợi, biểu thị danh hiệu cao quý. Trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận nên phải dùng từ “tôn vinh”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 3

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: 

a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới nỏng và cởi bỏ. 

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án. 

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. 

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Trả lời: 

a.

- trí tuệ: là sự thông minh, sáng suốt của con người.

- quan niệm: là cách giải thích về một sự vật, một vấn đề.

b.

- thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra như đất đai, cây cối, con vật...

- thực hành: là khả năng áp dụng lí thuyết đã học vào thực tế.

c.

- hoàn mĩ: là vẻ đẹp đạt đến mức độ hoàn hảo.

- triết lí: là những đạo lí, kinh nghiệm được rút ra từ thực tế cuộc sống phù hợp với chuẩn mực xã hội.


Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở):

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước) 

Quốc gia, ...

2

Gia (nhà) 

Gia đình, ...

3

Gia (tăng thêm) 

Gia vị, ...

4

Biến (tai họa) 

Tai biến, ...

5

Biến (thay đổi) 

Biến hình, ...

6

Hội (họp lại) 

Hội thao, ...

7

Hữu (có) 

Hữu hình, ...

8

Hóa (thay đổi, biến thành) 

Tha hóa,. . 

Trả lời: 

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước) 

Quốc gia, ái quốc

2

Gia (nhà) 

Gia đình, gia phả

3

Gia (tăng thêm) 

Gia vị, gia tăng

4

Biến (tai họa) 

Tai biến, ứng biến

5

Biến (thay đổi) 

Biến hình, bất biến

6

Hội (họp lại) 

Hội thao, hội ngộ

7

Hữu (có) 

Hữu hình, hữu tình

8

Hóa (thay đổi, biến thành) 

Tiến hóa, chuyển hóa

Giải thích:

- ái quốc: chỉ lòng trung thành với đất nước, quê hương.

- gia phả: chỉ mối quan hệ, các thế hệ trong một gia đình.

- gia tăng: chỉ sự tăng thêm về số lượng, chất lượng.

- ứng biến: chỉ khả năng ứng phó được với tình huống khó khăn, nguy hiểm.

- bất biến: không thay đổi.

- hội ngộ: chỉ sự gặp lại sau một khoảng thời gian xa cách.

- hữu tình: có tình.

- chuyển hóa: biến đổi sang dạng, hình thái khác.


Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. 

Trả lời: 

- Trần Hưng Đạo là một người có tinh thần trung quân ái quốc.

- Anh ấy là một người hữu tình.

- Số lượng học sinh tham gia gia tăng theo thời gian.


Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã sắp xếp tình huống để cho người ta đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giềng ”

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Trả lời: 

Trong câu trên, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Từ “khen ngợi” thể hiện sự tán thưởng còn từ “tôn vinh” ở một tầm cao mới, áp đảo tất cả. Theo câu trên, trí tuệ dân gian đã trở thành một năng lực vượt trội, vì vậy dùng từ “tôn vinh” sẽ hợp lý hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 4

Câu 1 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Giải thích của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

  • Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đá bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

  • Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

  • Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật amng tính triết lí.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

Trả lời:

a.

- trí tuệ: (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc

- quan niệm: là cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề

b.

- thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra

- thực hành: là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế

c.

- hoàn mĩ: là đẹp đẽ hoàn toàn

- triết lí: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích


Câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở)

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

quốc (nước)

quốc gia,...

2

gia (nhà)

gia đình,...

3

gia (tăng thêm)

gia vị,...

4

biến (tai họa)

tai biến,...

5

biến (thay đổi)

biến hình,...

6

hội (họp lại)

hội thao,...

7

hữu (có)

hữu hình,...

8

hóa (thay đổi, biến thành)

tha hóa

Trả lời:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

quốc (nước)

quốc gia, quốc bảo

2

gia (nhà)

gia đình, gia truyền

3

gia (tăng thêm)

gia vị, gia tăng

4

biến (tai họa)

tai biến, biến cố

5

biến (thay đổi)

biến hình, bất biến

6

hội (họp lại)

hội thao, hội tụ

7

hữu (có)

hữu hình, hữu ích

8

hóa (thay đổi, biến thành)

tha hóa, chuyển hóa

Giải nghĩa:

- quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ

- quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia

- gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình

- gia truyền: là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình.

- gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học

- gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào

- tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ

- biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân

- hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm

- hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm

- hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo…

- hữu ích: là có ích lợi

- tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác

- chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác


Câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

Trả lời:

- Thanh kiếm này được chỉ định là quốc bảo.

- Bao nhân tài đã hội tụ tại cuộc thi ngày hôm nay.

- Chí Phèo đã bị tha hóa bởi sự bất công của xã hội đương thời


Câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc giã sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giếng”.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí thuệ dân gian)

Trả lời:

Trong câu trên, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu đã thay đổi. Từ “khen ngợi” thể hiện sự công nhận còn từ “tôn vinh” là tôn lên một vị trí, danh hiệu cao quý. Ở trường hợp này, trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận. Vì vậy, cách dùng từ “tôn vinh” hay hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 5

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: 

a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới nỏng và cởi bỏ. 

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian) 

b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án. 

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian) 

c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. 

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”) 

Trả lời: 

a. Trí tuệ (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. 

Quan niệm: Cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề

b. Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. 

Thực hành là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể

c. Hoàn mỹ: Đẹp đẽ hoàn toàn. 

Triết lý là hệ thống tư tưởng của con người nhằm nghiên cứu đời sống của con người và vũ trụ mà con người đang sống.

 

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó: 

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước) 

Quốc gia, ...

2

Gia (nhà) 

Gia đình, ...

3

Gia (tăng thêm) 

Gia vị, ...

4

Biến (tai họa) 

Tai biến, ...

5

Biến (thay đổi) 

Biến hình, ...

6

Hội (họp lại) 

Hội thao, ...

7

Hữu (có) 

Hữu hình, ...

8

Hóa (thay đổi, biến thành) 

Tha hóa,. . 

Trả lời: 

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

Quốc (nước) 

Quốc gia,đế quốc, quốc hiệu, quốc gia, cường quốc, quốc kì, quốc vượng, quốc tế…

2

Gia (nhà) 

Gia đình, gia chủ, gia cố…

3

Gia (tăng thêm) 

Gia vị ...

4

Biến (tai họa) 

Tai biến, binh biến…

5

Biến (thay đổi) 

Biến hình, hoạt biến…

6

Hội (họp lại) 

Hội thao, hội đồng…

7

Hữu (có) 

Hữu hình, hữu họa…

8

Hóa (thay đổi, biến thành) 

Tha hóa, xã hội hóa…


Câu 3 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. 

Trả lời: 

- Quốc kì Việt Nam là sự tự hào của dân tộc. 

Gia đình em luôn hòa thuận. 

- Món canh này cần thêm gia vị


Câu 4 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã sắp xếp tình huống để cho người ta đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giềng ”

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Trả lời: 

Theo em, thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có sự thay đổi, từ “khen ngợi” không thể hiện được hết nội dung truyền tải. Theo em, cách dùng từ “tôn vinh” hay hơn vì tôn vinh là tôn lên vị trí, danh hiệu cao quý vì được ngưỡng mộ hoặc vì có năng lực, phẩm chất đặc biệt. Tôn vinh thường là những gì đẹp nhất. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Thực hành tiếng Việt trang 64" (Ngữ văn 7 - SGK Chân trời sáng tạo) - mẫu 6

Câu 1. Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới nỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

Trả lời:

Trí tuệ là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.

Quan niệm là cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề

Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không phải do con người tạo nên.

Thực hành là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể

Hoàn mỹ: Đẹp đẽ hoàn toàn, không có bất kỳ khuyết điểm nào.

Triết lý là hệ thống tư tưởng của con người nhằm nghiên cứu đời sống của con người và vũ trụ mà con người đang sống.


Câu 2. Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó:

Trả lời

Câu 3. Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

Trả lời:

- Người dẫn đổ về các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm ngày một gia tăng.

- Việt Nam và Lào có quan hệ hữu hảo.

- Chí Phèo đã bị tha hóa bởi sự bất công của xã hội đương thời


Câu 4. Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã sắp xếp tình huống để cho người ta đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giềng ”

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian)

Trả lời:

- "Tôn vinh" có nghĩa là "tôn lên vị trí, danh hiệu cao quý vì được ngưỡng mộ hoặc vì năng lực, phẩm chất đặc biệt".

- "Khen ngợi" có nghĩa "khen (nói khái quát)", dùng để nói lên sự đánh giá tốt với ý vừa lòng.

⇒ Như vậy "tôn vinh" có sắc thái trang trọn hơn "khen ngợi". Do đó, trong câu này, nếu thay từ "tôn vinh" bằng từ "khen ngợi" thì ý nghĩa của câu văn sẽ mất đi tính trang trọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .