Top 6 Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất

66

Mời các bạn tham khảo một số bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) hay nhất mà Alltop.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây. Chúc các...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 1

Chuẩn bị

(trang 45, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc trước văn bản Xa ngắm thác núi Lư; tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Lý Bạch giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả.

Lời giải chi tiết:

Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc.

Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.

Lí Bạch được mệnh danh là “Thi tiên”.


CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.


CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc và chia bố cục cho bài thơ

Lời giải chi tiết:

Phần 1: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.

Phần 2: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.


CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

"Dao khan bộc bố quải tiền xuyên"

(xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.)

Từ hai chi tiết trên xác định nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. Thác núi Lư từ trên cao ba nghìn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế mới thu được toàn cảnh. Trước mắt ông, thác treo (quải) lên như dòng sông dựng ngược.


CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

*Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước:

Trong câu thứ hai: hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước. Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.

Trong câu thứ ba: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ ba nghìn thước”  trong trạng thái động ở các phương diện:

+ Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp

+ Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông

+ Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước

+ Câu thơ như mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vĩ và tráng lệ.

Trong câu thứ tư: Tác giả thật hay so sánh hết sức là độc đáo. Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây. Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và  huyền ảo.


CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để khắc họa hình ảnh đó.

Phương pháp giải:

Chọn ra một chi tiết và lí giải

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất chi tiết:

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng. Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, có tính trừu tượng. Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn.


CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?

Phương pháp giải:

Nêu cảm nghĩ cá nhân

Lời giải chi tiết:

Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được Lí Bạch là có sự yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa. Người đọc cũng thấy được tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 2

Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Đọc trước văn bản Xa ngắm thác núi Lư; tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Lý Bạch giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Trả lời:

-  Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc)

- Khi 5 tuổi, gia đình ông chuyển đến sinh sống tại làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

- Lí Bạch xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có.

- Tài thơ văn của ông được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, và đến năm 16 tuổi, danh tiếng của ông đã nổi khắp vùng đất Tứ Xuyên. Nhưng vì chán chốn trần gian ông bỏ lên núi Đái Thiên Sơn và bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.

- Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc.

- Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên.”


Đọc hiểu:

* Nội dung chính:

Bài thơ miêu tả cảnh tượng thiên nhiên sinh động, tráng lệ, hùng vĩ và huyền ảo của thác nước núi Lư khi nhìn từ xa. Qua đó thể hiện tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng của tác giả.


* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

Trả lời:

- Bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.


Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

Trả lời:

- Phần 1: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.

- Phần 2: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.


Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

Trả lời:

- Vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả: từ xa và ở vị trí thấp hơn so với chiều cao của thác nước.

- Lợi thế: Vị trí đó giúp nhà thơ có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác nước.


Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

Trả lời:

- Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả:

+ Câu thứ 2: Hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải” rất thành công của tác giả: từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước. Từ “quải” đã mang lại giá trị thẩm mĩ cao cho bài thơ, giúp cho hình tượng thác nước trở nên sống động và hùng vĩ.

+ Câu thứ 3: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ba nghìn thước” trong trạng thái động ở các phương diện:

Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp.

Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông.

Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước.

= > Câu thơ như mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vĩ và tráng lệ.

+ Câu thứ tư: Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây = > Thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp và huyền ảo


Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để khắc họa hình ảnh đó.

Trả lời:

- Hình ảnh khiến em ấn tượng nhất là: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. Tác giả sử dụng cách nói trừu tượng khiến cho hình ảnh dải sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng.


Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):

Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?

Trả lời:

- Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, ta thấy Lí Bạch là người có tấm lòng yêu thiên nhiên, trân trọng và tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Đồng thời qua đó ta cũng thấy được tài thơ điêu luyện, tính cách hào phóng và mạnh mẽ, dứt khoát của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 3

1. Chuẩn bị

- Lý Bạch (701 - 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Đường. Tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ.

- Quê hương: Cam Túc (huyện Thiên Thủy - tức Lũng Tây ngày xưa).

- Khi cong nhỏ, ông cùng với gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thờ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.

- Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa, ông được người đời gọi là “thi tiên” (tiên thơ).

- Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn tự do, hào phóng. Hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.

- Đề tài: thường viết nhiều và viết hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

- Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp: Cổ phong, Quan san nguyệt...
  • Cảm thông cho người chinh phụ: Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca…
  • Tình bạn: Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu…

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

- Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.

- Vần được gieo ở các câu 1, 2 và 4 (bay, này và mây)


Câu 2. Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

  • Phần 1. Câu đầu: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô
  • Phần 2. 3 câu tiếp: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.

Câu 3. Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

- Vị trí: Nhà thơ đứng từ trên cao và đứng từ xa để ngắm thác nước.

- Lợi thế: Vị trí đứng này giúp người nhìn có cái nhìn bao quát và toàn diện đối, nhất là đối với khung cảnh thác nước.


Câu 4. Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

- Câu thơ 1: Anh sáng của mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô, xuyên qua làn hơi nước phản chiếu giống như làn khói màu tím - màu sắc vừa rực rỡ, vừa kì ảo.

- Câu thơ 2: Hình ảnh “bộc bố”- dòng thác kết hợp với động từ “quải” - treo: Dòng thác từ động sang tĩnh. Nhìn từ xa nơi nhà thơ đang đứng, dòng thác trông giống như một dải lụa trắng đang vắt trên sườn núi.

- Câu thơ 3: Hình ảnh dòng thác kết hợp với động từ “phi” - bay và “lưu” - chảy: Dòng thác chuyển từ tĩnh sang động. Lúc này, dòng thác như đang ào ào chảy xuống con sông ở phía dưới từ “ba nghìn thước” - con số mang tính ước lệ gợi một khoảng cách rất cao và xa.

- Câu thơ 4: So sánh: “Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”: Hình ảnh so sánh độc đáo khiến cho thác nước tựa như một dải ngân hà rộng lớn giữa bầu trời, đầy màu sắc.

=> Hình ảnh thác núi Lư hiện lên không chỉ thơ mộng mà còn hùng vĩ tráng lệ. Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết.


Câu 5. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh đó.

Hình ảnh mặt trời chiếu Hương Lô, sinh ra làn khói tỉa. Vì hình này đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên vừa rực rỡ, vừa kì ảo.


Câu 6. Qua vẻ đẹp của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách của Lý Bạch?

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, đồng thời hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 4

Câu 1. Có thể chia bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại. Hãy cho biết nhiệm vụ mỗi phần của bài thơ.

Bài Xa ngắm thác núi Lư thành hai phần: câu đầu và ba câu còn lại.

- Phần 1: Miêu tả khung cảnh núi Hương Lô.

- Phần 2: Miêu tả khung cảnh thác nước núi Lư.


Câu 2. Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của Lý Bạch và cho biết lợi thế của việc chọn điểm nhìn đó để quan sát và miêu tả cảnh vật.

- Dựa vào chi tiết: "Dao khan bộc bố quải tiền xuyên" (xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước), xác định được nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. 

- Thác núi Lư từ trên cao ba nghìn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế sẽ nhìn được toàn cảnh. Trước mắt ông, thác treo lên như dòng sông dựng ngược. 


Câu 3. Vẻ đẹp của thác nước đã được Lý Bạch miêu tả như thế nào trong cả bài thơ? Hãy phân tích để thấy được vẻ đẹp đó.

- Những vẻ đẹp của thác nước được Lý Bạch miêu tả trong cả bài thơ:

+ Trong câu thơ thứ hai: hình ảnh trung tâm của bức tranh là thác nước đã hiện lên ngay trước mắt chúng ta qua việc dùng từ “quải”, từ “quải” (treo) đã biến cái động thành tĩnh, vì đứng từ xa ngắm nên nhìn thác nước giống như một dải lụa trắng được treo giữa vách núi và dòng sông phía trước, hình tượng thác nước trở nên sống động và rất hùng vĩ.

+ Trong câu thơ thứ ba: Tác giả đã miêu tả dòng thác chảy từ trên cao xuống “ ba nghìn thước”  trong trạng thái động ở các phương diện: Tốc độ dòng chảy: “phi” (bay) nhanh khủng khiếp. Độ dốc của thác: “trực há” đổ thẳng xuống thành đường thẳng đứng vuông góc với dòng sông. Độ cao: cao vời vợi tới ba nghìn thước. Ở câu thơ thứ 3 mở ra một không gian ba chiều rộng lớn, một khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ.

+ Trong câu thứ tư: Tác giả so sánh hết sức độc đáo: Dòng thác như dải Ngân Hà tuột khỏi chín tầng mây. Sự so sánh đó làm cho thác nước không chỉ kì vĩ mà rất đẹp, huyền ảo lung linh. 


Câu 4. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh đó.

Em thích nhất hình ảnh “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”. Vì trong câu thơ, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh dòng thác với dải lụa trắng. Từ hình ảnh so sánh đã gợi cho em khung cảnh, dòng nước chảy từ trên cao xuống đẹp như một dải lụa trắng treo trước dòng sông. Hình ảnh thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi giờ lại biến thành một dải lụa mềm mại được treo lên giữa vách núi và dòng sông. Một khung cảnh hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh. 


Câu 5. Theo em, qua bài thơ, Lý Bạch đã thể hiện ông là một người như thế nào?

Theo em, qua bài thơ, Lý Bạch đã thể hiện ông là một người có lòng yêu mến, trân trọng, tự hào đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa. Qua bài thơ, người đọc cũngđã thấy được ngòi bút miêu tả điêu luyện, tâm hồn thi sĩ và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của Lý Bạch.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 5

I. Đôi nét về tác giả Lí Bạch (701 - 762)

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên

- Quê quán: ở Tam Cúc

- Cuộc đời:

  • Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.
  • Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.
  • Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

  • Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóng
  • Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ
  • Ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện
  • Ông thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

II. Đôi nét về tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư

Xuất xứ

- Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.

Hoàn cảnh ra đời

Vọng Lư son bộc bố là một trong số những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ.

Thể thơ

Bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

Phương thức biểu đạt

PTBĐ chính là miêu tả

Bố cục bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dungPhần 1Câu thơ đầu

  • Tả ngọn núi Hương Lô

Phần 23 câu thơ cuối

  • Tả cảnh thác núi Lư

Giá trị nội dung bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố

Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của tác nước chảy từ đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả


Giá trị nghệ thuật bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo

- Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm

- Nghệ thuật so sáng và phóng đại

- Tả cảnh ngụ tình


Nội dung chính của bài Xa ngắm thác núi Lư

  • Bài thơ là một trong những tuyệt tác thơ của Lý Bạch, đây chính là bức tranh tả thực vô cùng xuất sắc cho thấy được phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ của thác núi Lư. Qua đây ta cũng cảm nhận và thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhà thơ. Những vẻ đẹp đó không những không mất đi còn trường tồn bất biến với thời gian
  • " Xa ngắm thác núi Lư" : Nhan đề bài thơ gợi ra điểm nhìn của tác giả, nhà thơ đang ở phía xa để ngắm thác núi, từ đó tác giả có cơ hội nhìn toàn cảnh núi Lư hùng vĩ. Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước núi Lư, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.
Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 5
(có 0 lượt vote)

Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" (Ngữ văn 8 - SGK Cánh diều) - mẫu 6

Dàn ý Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

Mở bài: 

Giới thiệu về tác giả Lý Bạch (701-762)

Giới thiệu khái quát về bài Xa ngắm thác núi Lư.

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

+ Hoàn cảnh ra đời.

+ Nội dung của bài.

Thân bài:

Chia bài thành 2 phần

Phần 1: câu thơ đầu tiên là khung cảnh đỉnh núi Hương Lô.

+ Nhật chiếu: ánh nắng chiếu vào núi Hương Lô

Tác giả quan sát từ xa, để có thể ngắm bao quát và toàn thể cảnh vật nơi đây.

+ Động từ “ sinh “: mọi vật như được sinh sôi, nảy nở dưới ánh mặt trời. 

+ Hình ảnh khói bay.

Câu thơ đầu tiên gợi cho ta thấy cảnh vật huyền ảo nơi núi Hương Lô.

Phần 2: ba câu thơ còn lại.

- Cảnh thác núi Lư

+ Động từ “ quải” đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh.

+ Động từ: Phi và lưu

+ Cụm từ “tam thiên xích” 

Nghệ thuật so sánh: Thác nước với Dải Ngân Hà. 

Kết bài: 

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.


Phân tích bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 8 Cánh diều

Lí Bạch là một trong những nhà thơ theo nghĩa lãng mạn, nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung. Suốt cuộc đời của mình ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca và là người đã mở ra giai đoạn hưng thịnh cho thơ Đường. Ông đã viết cả ngàn bài thơ bất hủ. Vào thời đại của ông, thơ của ông đã xuất hiện các bản dịch tại phương Tây, chủ đề của ông nhấn mạnh tán dương mối quan hệ bạn bè, sự thần bí của thiên nhiên, tâm trạng tĩnh mịch và thú vui uống rượu rất đặc trưng của ông. Hình ảnh trong thơ của ông thường kì vĩ, lãng mạn, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. 


Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của Lí Bạch.  Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bốn câu thơ mỗi câu thơ có bảy chữ. Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp khi nhìn từ xa của núi Hương Lô và hình ảnh thác núi Lư, qua đó đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả và cũng bộc lộ tính cách mạnh mẽ của tác giả.

 

Phiên âm:

Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trục há tam thiên xích

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên


Dịch thơ: 

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dài Ngân hà tuột khỏi mây


Trước hết, câu thơ mở đầu của bài thơ đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên núi Hương Lô.


Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên


Ngay từ nhan đề của bài thơ đã cho chúng ta biết địa điểm mà tác giả ngắm cảnh không phải là ở gần mà là ngắm từ xa. Khi ngắm từ xa tác giả có thể bao quát được trọn vẹn khung cảnh, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi Hương Lô từ trên mà xuống. Nắng chiếu xuống núi Hương Lô như hòa mình vào núi, dưới ánh nắng ấy làn hơi nước phản quang cùng ánh nắng, đã tạo lên những làn khỏi tía bay lên trên trời cao. Khung cảnh thật đẹp và huyền ảo làm sao. Khói bay luôn làm cho người ta có cảm giác mọi thứ trở nên ảo diệu hơn, từng làn khói bay lên bao vây khắp đỉnh núi. Động từ “ sinh” đã khiến cho người đọc cảm thấy chính ánh nắng mặt trời kia làm cho mọi thứ sinh sôi, nảy nở, phát triển hơn. Dưới ngòi bút của Lý Bạch khung cảnh nơi núi Hương Lô trở nên thật đẹp và huyền ảo. 


Nếu như ba câu thơ đầu tiên miêu tả vẻ đẹp của ngon núi Hương Lô thì ba câu thơ cuối tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của thác núi Lư. 


Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trục há tam thiên xích

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên


Tác giả đã ngắm cảnh thác núi Lư từ xa để cảm nhận vẻ đẹp và bao quát được toàn diện thiên nhiên cảnh vật nơi đây. Động từ “ quải” đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh, nếu như khi quan sát từ xa tác giả thấy đỉnh núi Hương Lô là hình ảnh nắng chiếu, khói bay, dưới chân có thác nước chảy, mọi cảnh vật như được sinh sôi nảy nở. Với hai động từ “phi”, “lưu” cảnh vật đang từ trạng thái tĩnh lại chuyển sang trạng thái động. Thác nước được miêu tả một cách trực tiếp nhưng qua đó ta lại thấy được thế núi cao và sườn dốc đứng. Người đọc có thể hình dung ra cảnh vật có núi cao hiểm trở và thác nước chênh vênh chảy thẳng xuống. Tác giả diễn tả thật khéo léo và tài giỏi khi chỉ với hai câu thơ đã khắc họa cho người đọc cả một bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng, hùng vĩ. 


Cụm từ “ tam thiên xích” có nghãi là ba nghìn thước. Một con số ước lệ của tác giả để diễn tả hình ảnh nước từ thác bay thẳng xuống dưới. Làm tăng thêm độ nhanh, sức chảy của thác nước. Người đọc có thể cảm nhận được độ cao và độ dốc của thác nước bởi chỉ khi thác rất cao và dốc thẳng đứng thì dòng chảy mới nhanh như vậy được. Với động từ mạnh “bay thẳng” đã khẳng định được vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao, hùng vĩ và có phần hiểm trở của thiên nhiên nơi đây.


Câu thơ cuối, đã diễn tả thiên nhiên thác núi Lư một cách hùng vĩ và mãnh liệt. Tác giả đã so sánh và phóng đại thác núi Lư với Dải Ngân Hà, càng làm thêm cho cảnh vật thiên nhiên trở nên hùng vĩ hơn. Cách so sánh và đầy mới lạ đã làm cho người đọc cảm thấy tò mò hơn về thác núi Lư. Câu thơ cuối được coi là điểm nhấn của cả bài thơ vì nó đã thể hiện cái cái hồn và thần thái xuyên suốt bài thơ. 


Tác giả đã sử dụng các hình ảnh rất tráng lệ, huyền ảo để miêu tả thiên nhiên thác núi Lư. Bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và phóng đại tác giả đã khắc họa lên bức tranh thiên nhiên thác núi Lư hùng vĩ, huyền ảo. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả và tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. 

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Hi vọng bài viết trên mang lại nhiều giá trị cho bạn. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên Alltop.vn

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .