Top 4 Giáo án dạy hát Đường Em Đi cho trẻ mầm non hay nhất
Những bài hát chủ đề giao thông cho trẻ mầm non vừa giúp bé có những giờ sinh hoạt tập thể thoải mái mà lại còn nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông...xem thêm ...
Giáo án dạy hát Đường Em Đi (số 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :Trẻ biết tên bài hát, biết hát theo nhạc của bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Nhận biết được một số dụng cụ âm nhạc như song loan, sắc xô, phách tre, trống...
2. Kỹ năng: Phát triển khả năng ca hát cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ. Phát triển tai nghe cho trẻ, rèn cho trẻ khả năng tập trung trong giờ học.
3 Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia tiết học sôi nổi, hứng thú.
- Giáo dục trẻ khi đi trên đường đi đúng phần đường của mình, đi trên vỉa hè hoặc đi về phía tay phải theo phần đường dành cho người đi bộ.
II. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử, một số đồ dùng âm nhạc: Sắc xô, trống, song loan, phách tre…
- Mũ chóp kín, mũ múa cho 3 tổ.(Mũ đèn xanh, đỏ, vàng)
- Trang phục của trẻ gọn gàng, thoải mái.
- Nhạc không lời bài hát “Đường em đi, Đi đường em nhớ”
- Địa điểm: Trong lớp trẻ ngồi hình chữ u.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động 1:Ổn định gây hứng thú
- Xúm xít - xúm xít.
- Cho trẻ ngồi quanh cô và đàm thoại:
+ Hôm nay các con đi học có vui không?
+ Thế ai con đi học? Đi bằng phương tiện giao thông gì?
- Cho trẻ quan sát một video.
- Chuyện gì xảy ra khi mẹ đưa bé đi học?
- Vì sao bị tại nạn?
+ Khi ngồi trên các loại phương tiện đó thì con ngồi như thế nào? Đầu phải đội gì? Vì sao?
- GD: Trẻ dậy sớm để đi học đúng giờ và khi ngồi trên các loại PTGT phải ngồi yên trật tự cho người lớn yên tâm bình tĩnh lái xe không được dục và gây mất tập trung như bạn nhỏ thì sẽ bị tai nạn trên đường.
- Có một bài hát rất hay nói về con đương em đi không biết nội dung bài hát thế nào các con lắng nghe cô hát bài “Đường em đi”. Nhạc: Ngô Quốc Tính. Thơ: Tường Vân.
Hoạt động 2:Dạy hát: “Đường em đ”
Nhạc: Ngô Quốc Tính. Thơ: Tường Vân
* Cô hát mẫu
- Cô hát lần 1: không nhạc đệm. Giới thiệu tên bài hát, tác giả
+ Giảng nội dung: Bài hát nói nhắc nhở các bạn khi đi trên đường phải luôn đi về bên phải đường, không đi ở bên trái vì vi phạm luật giao thông mà còn có thể bị tai nạn giao thông đấy. Liên hệ thực tế giáo dục trẻ ở gần đường không chơi, nô đùa ở gần đường giao thông.
- Cho trẻ đi về chỗ đọc thơ “Chúng em chơi giao thông”
- Cô hát lần 2: Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
* Trẻ hát
- Trẻ hát cùng cô 2, 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân hát
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
- Con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát của tác giả nào?
Hoạt động 3: Nghe hát: Đi đường em nhớ - NS Hoàng Văn Yến
- Nhìn xem - nhìn xem.
- Các con nhìn xem cô có hình ảnh gì nào?
- Ai biết hình ảnh có ai? Ông và bạn nhỏ đi ở đâu? Xe cộ thì đi thế nào?
- Hình ảnh đó cũng là nội dung bài hát cô gửi tặng các con đấy! Đó là bài hát“Đi đường em nhớ”do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác đấy!
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả
+ Giảng nội dung bài hát: Bài hát muốn giáo dục các con khi đi ra đường phố người bộ đi trên vỉa hè, xe cộ đi dưới lòng đường, các ngã ba ngã tư đường phố có tín hiệu đèn giao thông thì các con phải thực hiện theo.
- Cô hát lần 2: Hát kết hợp múa minh họa.
- Cô hát lần 3: Mời trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh
- Cô thưởng cho lớp mình trò chơi “Tai ai tinh”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Cô nêu cách chơi: Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, gọi một trẻ khác đứng lên gõ hoặc chơi một dụng cụ âm nhạc bất kì. Cô đố trẻ đội mũ chóp, bạn vừa chơi loại dụng cụ âm nhạc gì, nếu trẻ chưa đoán đúng, cô yêu cầu bạn chơi lại, để trẻ đoán. Cô cần động viên, khuyến khích trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Củng cố nhận xét khen trẻ
Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi vừa đi vừa hát bài “Đường em đi”
Giáo án dạy hát Đường Em Đi (số 2)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- 4 tuổi: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát, biết hưởng ứng cùng cô. Biết chơi trò chơi âm nhạc.
- 5 tuổi: Trẻ thuộc bài hát, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát. Trẻ thích nghe cô hát, và hưởng ứng cùng cô. Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. Rèn kĩ năng mạnh dạn và nhanh nhẹn ở trẻ.
- 5 tuổi:
+ Trẻ biết hát đồng đều hòa giọng với bạn, hát đúng giai điệu lời ca.
+ Rèn kỹ năng nghe hát cho trẻ, hưởng ứng và thể hiện cảm xúc theo nhịp điệu bài hát.
+ Biết chơi trò chơi đúng luật.
3 Thái độ
- Tham gia tiêt học sôi nổi
- Giáo dục trẻ khi đi trên đường đi đúng phần đường của mình, đi trên vỉa hè hoặc đi về phía tay phải theo phần đừng dành cho người đi bộ.
II. Chuẩn bị
- Cô thuộc bài hát hát cho trẻ nghe
- Mũ chóp kín
- Trang phục của trẻ gọn gàng, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Cô cho trẻ đi thăm triển lãm tranh về các phương tiện giao thông và luật lệ giao thông.
- 4, 5T: Trong triển lãm tranh có những tranh vẽ gì?
- 4T: Ô tô, xe máy, xe đạp… là phương tiện giao thông đường gì?
- 5T: Máy bay là phương tiện giao thông đường gì?
- 4T: Tàu thủy là phương tiện giao thông đường gì?
- 4, 5T: Khi tham gia giao thông trên đường bộ các con phải làm gì ?
- Cô chốt lại, giáo dục trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài mới. Bài hát “Đường em đi”. Nhạc: Ngô Quốc Tính. Thơ: Tường Vân
2. Hoạt động 2: Dạy hát: Đường em đi
Nhạc: Ngô Quốc Tính. Thơ: Tường Vân
- Để lớp mình hát tốt hơn bây giờ lớp mình nghe cô hát nhé
* Cô hát mẫu
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả
- Cô hát lần 2: Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên tác giả.
Giảng nội dung:
Bài hát nói nhắc nhở các bạn khi đi trên đường phải luôn đi về bên phải đường….
* Trẻ hát
- Trẻ hát cùng cô 2, 3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân hát
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
- 4T: Con vừa hát bài hát gì?
- 5T: Bài hát của tác giả nào?
- Giáo dục trẻ phải khi tham gia giao thông phải tuân thủ theo luật lệ giao thông
3. Hoạt động 3: Nghe hát: Anh phi công ơi
Nhạc : Xuân Giao Lời thơ: Xuân Quỳnh
- Lớp mình vừa hát rất hay bây giờ cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Anh phi công ơi”
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả
- Cô hát lần 2: Minh hoạ vận động
- Cô hát lần 3: Mời trẻ hưởng ứng cùng cô
- 4, 5T: Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả
- Giáo dục trẻ lắng nghe cô hát.
4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Ai đoán giỏi
- Cô thưởng cho lớp mình trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Củng cố nhận xét khen trẻ
5. Hoạt động 5: Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi
Giáo án dạy hát Đường Em Đi (số 3)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tác giả, thuộc bài hát, hát đúng giai điệu.
+ Hiểu nội dung bài hát “Nhớ lời cô dặn”, Đường em đi.
- Kỹ năng: Trẻ hát đúng nhịp điệu của bài hát.
+ Có kỹ năng chơi trò chơi đúng luật.
- Thái độ: Trẻ thể hiện được tình cảm của mình khi hát bài hát, trẻ thích hát.
2. Chuẩn bị:
- Đàn, dụng cụ âm nhạc.
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ1: Gây hứng thú:
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề: Giao thông
- Cô giới thiệu bài hát: Đường em đi nhạc và lời “Ngô Quốc Tính’.
2. HĐ2: Dạy hát “Đường em đi”:
* Cô hát mẫu:
- Lần 1: Cô hát lần 1 không nhạc.
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Do nhạc sỹ nào sáng tác?
- Cô hát lần 2: Theo nhạc
- Đàm thoại về nội dung bài hát:
+ Bài hát nói về nói điều gì?
* Dạy trẻ hát:
- Cô dạy cả lớp hát theo cô cả bài (2 lần)
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Cả lớp cùng hát 1 lần nữa
=>GD: Các con ạ khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ chúng mình phải dừng lại còn đèn vàng thì đi chậm, đèn xanh thì được đi các con nhớ chưa?
* Nghe hát “Nhớ lời cô dặn”
- Cô giới thiêu tên bài hát và tác giả bài hát “Nhớ lời cô dặn”
- Nhạc Sỹ Nguyễn Hồng Thuận sáng tác.
- Hát cho trẻ nghe lần 1 không đàn.
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Hát cho trẻ nghe lần 2 kết hợp nhạc
- Động viên khuyến khích trẻ mạnh dan tham gia biểu diễn cùng cô.
- Bây giờ các con hãy lắng nghe cô vừa hát vừa biểu diễn bài hát này nhé.
*Trò chơi “Ô số kỳ diệu”
- Cách chơi: Cô chọn 1 bạn tổ trưởng lên và oẳn tù tì xem ai thắng sẽ được chơi trước, Mỗi đội chọn 1 ô số mình thích, lật ô số đó ra. Các đội quan sát hình ảnh, đội nào nhận ra hình ảnh đó, nhanh tay lắc xắc xô để trả lời tên bài hát có nội dung hình ảnh trên tranh và hát bài hát đó.
- Luật chơi: Đội nào lắc xắc xô trước thì được quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng và hát được bài hát đó thì sẽ được tặng 1 phương tiện giao thông.
- Cho trẻ chơi.
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
3. HĐ3: Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài: “ Đường em đi” chuyển sang hoạt động khác
Giáo án dạy hát Đường Em Đi (số 4)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ thuộc bài hát, biết tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, biết thể hiện tình cảm của mình qua bài hát.
– Trẻ được nghe bài hát “Đi trên vỉa hè bên phải”. Qua đó trẻ biết khi đi đường phải đi phía lề đường bên phải.
– Trẻ chơi đúng luật trò chơi âm nhạc “Ô cửa bí mật”.
- Kỹ năng
– Rèn kỹ năng ca hát, hát đúng giai điệu bài hát.
– Giúp cho trẻ bước đầu biết thưởng thức âm nhạc.
- Thái độ
– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
– Giáo dục trẻ khi đi đường phải có người lớn đi cùng, đi bên phải, tuân theo tín hiệu đường giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của cô
– Máy tính, máy chiếu, đàn.
– Hình ảnh câu chuyện “Một phen sợ hãi”.
– Nhạc bài hát “Đường em đi”, “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Em tập lái ô-tô”, “Đi trên vỉa hè bên phải”.
- Chuẩn bị của trẻ
– Mỗi trẻ: xắc xô, phách tre, gáo dừa.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
- Ổn định
– Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Một phen sợ hãi”.
– Các con có biết vì sao Cún con suýt bị va vào xe không?
– Khi đi trên đường, chúng mình phải đi như thế nào?
– Giáo dục trẻ: Khi đi đường phải có người lớn đi cùng, đi bên phải đường, tuân thủ theo tín hiệu đường giao thông.
– Cô giới thiệu bài hát: Để nhắc nhở các bạn nhỏ đi đúng luật Giao thông, nhạc sĩ Ngô Quốc Tính đã gửi tặng chúng mình một bài hát đấy, chúng mình cùng nghe giai điệu và đoán xem đó là bài hát gì nhé.
- Nội dung
2.1 Hoạt động chính: Dạy hát “Đường em đi”
– Cô hát mẫu trên nền nhạc.
– Cô vừa hát bài gì, do ai sáng tác?
– Cho cả lớp cùng hát vang bài “Đường em đi”.
– Cô cho cả lớp hát 1 lần, chú ý sửa sai cho trẻ.
– Để hiểu hơn về nội dung bài hát, cô mời chúng mình về chỗ và thể hiện bài hát nhé.
– Trẻ đứng hát 1 lần.
– Cô nhận xét và gợi ý cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát.
– Cô thấy mình lớp mình thể hiện bài hát rất hay. Để sôi động hơn, chúng mình sẽ hát thi theo tổ nhé.
– Cho trẻ hát thi theo nhóm (3-4 trẻ kết hợp gõ phách).
– Trẻ theo hát theo nhóm nam nữ.
– Trẻ hát cá nhân kết hợp gõ xắc xô.
– Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
– Trẻ hát to, hát nhỏ theo sự điều khiển của tay cô 1 lần.
2.2 Hoạt động kết hợp
a) Hoạt động 1: Nghe hát “Đi trên vỉa hè bên phải”
– Cô giới thiệu bài hát: Ở lớp, cô dạy các con hát, múa, kể chuyện,… và cô còn dạy lớp chúng mình biết chấp hành đúng Luật giao thông đấy. Hôm nay, cô sẽ hát tặng lớp chúng mình bài hát “Đi trên vỉa hè bên phải”.
– Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm, điệu bộ.
– Cô gợi ý trẻ tìm hiểu tên bài hát, tên tác giả bài hát.
– Cô hát lần 2: Kết hợp đệm đàn.
– Cô gợi ý trẻ hưởng ứng cảm xúc âm nhạc cùng cô.
b) Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Ô cửa bí mật”.
– Luật chơi: Mỗi độ chỉ được chọn 1 ô cửa màu.
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội sẽ chọn 1 ô màu mà mình thích, khi mở ô màu ra có hình ảnh gì thì phải hát được bài hát phù hợp với hình ảnh đó. Nếu hát được đúng theo hình ảnh thì thắng cuộc, không hát được bài hát đúng với hình ảnh thì sẽ thua cuộc.
– Cho trẻ chơi 1-2 lần.
- Kết thúc
– Cô nhận xét hoạt động của trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ.
– Cô hướng dẫn trẻ thu dọn, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng học tập.
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .