Top 5 Giáo án dạy hát Em đi chơi thuyền cho trẻ mầm non hay nhất

55.2k

Em Đi Chơi Thuyền là nhạc phẩm thiếu nhi rất được các bé mầm non yêu thích. Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Trần Kiết Tường. Lời bài hát Em đi chơi...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Giáo án dạy hát em đi chơi thuyền (số 1)

1. Mục đích, yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát “ Em đi chơi thuyền”

- Trẻ bước đầu biết vỗ tay theo nhịp bài hát “ Bạn ơi có biết”

- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.

* Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng ca hát, mạnh dạn tự tin. Trẻ thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát, Trẻ biết vận động vỗ tay theo nhịp bài hát

* Thái độ:

- Trẻ thích tham gia hoạt động âm nhạc

- Góp phần giáo dục trẻ giữ an toàn khi tham gia giao thông.


2. Chuẩn bị

- Nhạc bài hát “ Em đi chơi thuyền”, “ Bạn ơi có biết”

- Vòng âm nhạc, sân khấu biểu diễn.


3. Tiến trình hoạt động:

* Hoạt động 1: Ổn định lớp, gây hứng thú.

- Gọi trẻ xúm xít

- Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?

- Cô thấy thời tiết hôm nay rất đẹp và mát mẻ rất thích hợp để đi chơi công viên đấy. Chúng mình có thích đi chơi công viên không nào?

- Chúng mình sẽ đi chơi công viên bằng phương tiện gì?

- Chúng mình cùng chèo thuyền đi chơi công viên nào!

- Trẻ chèo thuyền vừa thực hiện đi vòng tròn vừa hát.

- A! Chúng mình đã đến công viên rồi đấy, cô thấy chúng mình chèo thuyền đi chơi công viên rất giỏi và hát rất hay tuy nhiên còn một số bạn hát chưa được chính xác hôm nay cô và các con cùng hát bài hát em đi chơi thuyền thật hay nhé.

- Và để hát thật hay cô mời các con nghe cô hát trước nhé.


* Hoạt động 2: Dạy hát “ Em đi chơi thuyền”

- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm theo nhạc

+ Cô vừa hát bài hát gì? Nhạc sĩ nào sáng tác?

- Bài hát “ Em đi chơi thuyền” do nhạc sĩ Trần Kiết tường sáng tác để dành tặng tuổi thơ chúng mình đấy.

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Giai điệu bài hát như thế nào?

- Bài hát “ Em đi chơi thuyền” với giai điệu rộn ràng tươi vui nói về các bạn nhỏ được mẹ đưa đi chơi trong thảo cầm viên, bạn nhỏ rất thích khi được chơi thuyền con vịt, con rồng. Và bạn nhỏ được mẹ dặn khi đi chơi thuyền phải ngồi yên để đảm bảo an toàn giao thông đấy.

- Lần 2 cô và 1 trẻ cùng hát.

- Cô tổ chức cho trẻ thi đua:

+ Hát theo tổ 2, tổ 2, tổ 3.

+ Hát cá nhân.

+ Hát nhóm bạn trai

+ Hát cá nhân

+ Hát nhóm bạn gái.

+ Trẻ hát tập thể 1 lần


* Hoạt động 3: Vận động “ Bạn ơi có biết” Hoàng Văn Yến

- Cô thấy các con vừa hát bài hát rất hat, rất giỏi, bây giờ cô có một câu đố khó hơn, chúng mình cùng suy nghĩ để trả lời nhé.

- Thuyền là phương tiện giao thông đường gì?

Ngoài PTGT đường thủy các con còn biết những PTGT nào nữa?

- Có một bài hát nói về các loại phương tiện giao thông các con cùng nghe xem là bài hát gì nhé.

- Cô mở cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc và hỏi trẻ:

+ Đó là bài hát gì?

- Đó là bài hát : Bạn ơi có biết, sáng tác nhạc sĩ Hoàng Văn Yến

- Cô mở nhạc cho trẻ đứng vận động vỗ tay theo nhịp 1 lần

- Lần 2: Trẻ vận động và di chuyển vòng tròn

- Lần 3: Nhóm trẻ gái thực hiện

- Lần 4: Nhóm trẻ trai thực hiện


* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Tai ai tinh”

- Hôm nay chúng mình đã vận động theo bài hát rất giỏi và còn thể hiện theo bài hát rất hay nữa, cô quyết định thưởng cho chúng mình một trò chơi

- Trò chơi có tên “ Tai ai tinh ”.

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:

+ Cô sẽ cho 1 bạn sẽ đội mũ chóp, 1 bạn ở dưới sẽ hát 1 bài hát bất kỳ, sau khi bạn hát xong thì các bạn ở dưới di chuyển theo đội hình vòng tròn. Nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp là đoán tên bạn vừa hát. Bạn nào đoán đúng nhận được những tràng pháo tay thật lớn và ai chưa đoán đúng sẽ nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.

- Chúng mình đã hiểu cách chơi và luật chơi chưa?

- Chúng mình đã sẵn sàng chưa ?

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. cô động viên khuyến khích trẻ.

- Kết thúc hát “ Em đi chơi thuyền”

- Kết thúc, nhận xét giờ học.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 1
(có 0 lượt vote)

Giáo án dạy hát em đi chơi thuyền (số 2)

I.Mục đích,yêu cầu


1 - Kiến thức:

+Trẻ nhớ tên bài hát.tên tác giả.

+Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.

+Trẻ biết luật chơi, cách chơi trong trò chơi.


2 - Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng nghe,ghi nhớ.

+ Trẻ hát đúng nhạc,đúng giai điệu của bài hát. Biết chơi trò chơi đúng luật, đúng cách.


3 - Thái độ:

+Trẻ hứng thú tích cực trong giờ học ,giờ chơi.

+ Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông  khi tham gia giao thông.


II.Chuẩn bị

  • Nhạc không lời bài hát “em đi chơi thuyền”,”anh phi công ơi”,”
  • Giáo án

III.Các hoạt động


*Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Các con ơi! Hôm nay ai đưa các con con đến lớp nhỉ?

- Bố mẹ chúng mình đưa con đến lớp bằng phương tiện giao thông gì nào?

- Khi di trên đường các con còn nhìn thấy các loại phuong tiện giao thông nao nữa?

- Các con có được bố mẹ đưa đi du lịch vào mỗi dip hè không?

- Cô có một bài hát nói về em bé được bố mẹ đưa đi du lịch chúng mình đoán xem đó là gì nhé

có một bài hát nói về em bé đi chơi thuyền rất là hay chúng mình có muốn nghe không?đó là BH “ Em đi chơi”của nhạc sĩ( Trần Khiết Tường)


* Hoạt động 2: bài mới

- Dạy hát: "Em đi chơi thuyền"

L1: Không đàn

L2: Kết hợp đàn- cử chỉ điệu bộ.

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì của nhạc sĩ nào?

- Chúng mình thấy giai điệu bài hát này như thế nao?

- Bài hát nói về điều gì?

- Đúng rồi! BH này có nhịp điệu rất là vui tươi,nói về một em bé đi chơi thuyền trông công viên . Bài hát nói cũng nói về phương tiện giao thông đường thủy và khi tham gia giao thông không được nghịch ngợm sẽ gây nguy hiểm.

- CM có muốn hát cùng với cô bài hát em đi chơi thuyền không?

+Cả lớp hát 2 lần (có sửa sai)

- Cho 3 đội thi đua nhau

+Đội hoa hồng

+Đội hoa cúc.

+Đội hoa cúc

+Nhóm các bạn nam, nữ hát

+Mời 1-2 tài năng thử sức(chú ý sửa sai)

+Cả lớp cùng thể hiện khả năng của mình một lần nữa theo hiệu lệnh của cô


B. Nghe hát: "Ngồi tựa mạn thuyền"

- Vừa rồi các bạn hát rất là hay cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 BH chúng mình có thích không? hát bài hát cũng nói về phương tiện giao thông và liệu ai biết bài hát đó tên là gì hãy giúp cô nào đoán xem nhé! “Cho trẻ nghe nhạc đoán tên BH”

+ Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. (bài hát: "Anh phi công ơi”, nhạc: Xuân Giao, lời thơ: Xuân Quỳnh)

- Vừa rồi chúng mình đã nghe bài hát rồi, giờ thì các bạn hãy cùng hòa mình vào âm nhạc cùng cô nhé

+Giảng nội dung bài hát: bài hát nói về những anh phi công lái những chiếc máy bay bay lượn trên bầu trời và ước mơ của em bé .

  • Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bài hát, tên tác giả qua hình vẽ

- Cách chơi: Trên đây cô có các ô cửa,chúng mình chia làm 3 đội chơi, mỗi đội mở một ô cửa sau. Nhiệm vụ các đội là nhìn vào ô cửa, đoán đó là hình ảnh gì và tên bài hát tương ứng với hình ảnh, tên tác giả bài hát đó. (cho trẻ đếm ô cửa)

- Luật chơi: Nếu trong thời gian 2 phút đội nào không đoán được tên bài hát thì phải nhường quyền cho đội khác.

- Cho trẻ chơi lần lượt mở ô cửa (cô bao quát)


*Hoạt động 3: Kết thúc

- Cho trẻ hát lại bài hát”em đi chơi thuyền” và đi ra ngoài.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 2
(có 0 lượt vote)

Giáo án dạy hát em đi chơi thuyền (số 3)

1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát và bài “Em đi chơi thuyền”. Hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.

- Kỹ năng: Luyện kỹ năng hát theo nhạc và sự chú ý lắng nghe cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ biết ngồi ngoan khi đi thuyền, tàu xe, ngồi học ngoan, chú ý…


2. Chuẩn bị môi trường hoạt động:

- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Lý kéo chài”, mũ chóp kín.

- Trang phục cho trẻ gọn gàng.


3. Tiến trình tổ chức hoạt động:


* Hoạt động 1: Vào bài.

- Cả lớp đọc bài thơ "Cô dạy con". Hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ nói đến những loại PTGT nào? Chạy trên đường nào?


* Hoạt động 2: Dạy hát bài “Em đi chơi thuyền”.

- Không chỉ có những bài thơ hay viết về các PTGT mà còn có những bài hát viết về các PTGT nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ cho cả lớp chúng mình cùng hát 1 bài hát đó là bài “Em đi chơi thuyền”. Các con có thích không. Giờ cả lớp hãy cùng lắng nghe cô hát nhé!

- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần không nhạc.

- Lần 2 cô hát theo nhạc đàn. Hỏi trẻ:

+ Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về PTGT gì?

+ Thuyền là PTGT đường gì? Trong bài hát nói em bé đi chơi gì?

+ Thuyền của em bé là thuyền gì? Thuyền con Vịt thì làm sao?

+ Thuyền con rồng thì làm sao? Em bé có thích đi chơi thuyền không?

+ Thế khi ngồi trên thuyền, tàu xe thì các con phải như thế nào? Cô giáo dục trẻ biết ngồi ngoan khi ngồi trên thuyền, tàu xe…


* Hoạt động 3: Nghe hát bài “Lý kéo chài”.

- Cô giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca.

- Hát cho trẻ nghe một lần theo nhạc.

- Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Dân ca vùng nào? Nội dung bài hát như thế nào?

- Lần 2 cô mở đĩa cho trẻ nghe: Khuyến khích trẻ hát và hưởng ứng cảm xúc cùng cô.


* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh.

- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.

- Nghe tiếng động cơ đoán tên phương tiện và hát bài có phương tiện đó .

- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần, cô động viên khuyến khích trẻ.


* Kết thúc hoạt động:

- Cho trẻ làm tiếng của các phương tiện giao thông đi ra ngoài.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 3
(có 0 lượt vote)

Giáo án dạy hát em đi chơi thuyền (số 4)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết hát vận động theo nhịp bài hát: “Em đi chơi thuyền”

- Luyện kỷ năng hát vận động theo nhịp, luyện phản xạ nhanh, chơi thành thạo trò chơi âm nhạc.

- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật lệ giao thông, hứng thú học và tham gia chơi trò chơi.


II. CHUẨN BỊ

- Nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Bạn ơi có biết”, “Bác đưa thư vui tính”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Em tập lái ô tô”, Anh phi công ơi”.

- Tranh vẽ: Thuyền buồm, đoàn tàu, ô tô, xe đạp, máy bay.

- 5 nốt nhạc

- Dụng cụ âm nhạc: Đàn ghi ta, bộ gõ, xắc xô,...


III. TIẾN HÀNH

* Cô bật nhạc, trẻ đi từ ngoài vào xếp thành đội hình chữ U, đứng hát bài “Em đi chơi thuyền”:

+ Cô cháu mình vừa thể hiện xong bài hát gì? (Em đi chơi thuyền)

+ Bài hát “Em đi chơi thuyền” do ai sáng tác? (Nhạc sĩ Trần Kiết Tường)

+ Nội dung bài hát nhắc nhỡ chúng ta điều gì? (Trẻ trả lời theo hiểu biết)

=>  Giáo dục trẻ khi đi trên thuyền các cháu phải ngồi yên, không chen lấn, xô đẩy nhau, không thò đầu thò tay xuống nước.


* Hoạt động 1: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài “Em đi chơi thuyền”

- Cô giới thiệu tên vận động, cho trẻ nói lại cách vận động vỗ tay theo nhịp là vỗ như thế nào?

- Cô hát vận động cho trẻ nghe lần 1.

- Lần 2 cô vừa hát vận động theo nhịp vừa nói lại cách vận động.

+ Trẻ thực hiện:

- Cho cả lớp hát vận động theo nhịp.

- Cho 3 tổ: Đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng thi đua hát vận động theo nhịp.

* Cô tổ chức cuộc thi “Tiếng hát hoạ mi” cho trẻ lên biểu diễn.

- Trẻ vui đọc thơ “Giúp bà” chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.

- Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu từng nhóm, cá nhân trẻ lên biểu diễn:

+ Gọi 5 trẻ lên biểu diễn (Cầm đàn hát vận động)

+ Gọi 4 trẻ lên sân khấu (Cầm xắc xô hát vận động)

+ Gọi 3 trẻ lên sân khấu (Cầm bộ gõ hát vận động)

- Ngoài cách biểu diễn trên các con còn biết cách biểu diễn nào khác?

- Mời 1 bạn lên biểu diễn (Múa)

- Mời 1 bạn lên biểu diễn (Nhún)


* Hoạt động 2: “Nghe hát”

- Cô cháu mình cùng tìm hiểu về các loại PTGT qua bài hát “Bạn ơi có biết” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến do cô Trang thể hiện nhé!

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1(Không nhạc)

- Cô hát cho trẻ nghe lần 2 (Biểu diễn với nhạc)

+ Cô vừa thể hiện xong bài gì? Do ai sáng tác?

=> Qua bài hát cúng mình đã biết được rất nhiều loại PTGT: Ô tô và xe máy là PTGT đường bộ, Thuyền buồm là PTGT đường thuỷ, Máy bay là PTGT đường hàng không.

- Cho cả lớp đứng dậy hưởng ứng  cùng cô di chuyển về đội hình chữ U.


* Hoạt động 3: Trò chơi “Hát theo tranh vẽ”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Lắng nghe, lắng nghe ! (Nghe gì? Nghe gì?)

- Cô chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ trưởng của 3 tổ, mỗi tổ trưởng của 3 tổ cầm 1 cái xắc xô, khi cô dơ bức tranh nào lên, đội nào nhanh tay rung xắc xô trước thì đội đó dành được quyền trả lời, nếu trả lời đúng tên bài hát và hát được bài hát có nội dung như bức tranh của cô thì đội đó dành được 1 nốt nhạc. Kết thúc trò chơi độ nào dành được nhiều nốt nhạc nhất là đội đó dành chiến thắng.

- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần tuỳ hứng thú của trẻ.

- Cô bao quát trẻ chơi, kiểm tra kiết quả.


* Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ vui hát “Em đi chơi thuyền” và ra sân chơi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Top 4
(có 0 lượt vote)

Giáo án dạy hát em đi chơi thuyền (số 5)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ hát thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu

- Trẻ hát diễn cảm và vận động theo tiết tấu nhanh bài hát.

2. Kỹ năng:

- Phát triển tai nghe và kĩ năng vỗ theo tiết tấu bài hát .

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

- Trẻ biết khi đi trên đường phải đi về phía bên phải, đi trên vĩa hè.

II. CHUẨN BỊ:

* Đồ dùng của cô:

- Nhạc đệm bài hát “ Em đi chơi thuyền”.

- Đĩa nhạc có  lời bái “ \Chiếc thuyền nan”

- Đầu đĩa VCD.

- Biển báo đèn xanh , đèn đỏ.

* Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.

* Địa điểm: Trong lớp


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ xem đoạn phim về các loại phương tiện giao thông đường thủy.

- Trò chuyện về chủ đề:

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện

1.Dạy vận động: Bài hát “Em đi chơi thuyền”- Vỗ tay theo tiết tấu nhanh

- Cô cho trẻ nghe một đoạn giai điệu bài hát “Em đi chơi thuyền” và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì ? Do ai sáng tác?

- Cô mở nhạc cho trẻ hát và về chỗ ngồi

- Bài này không chỉ hát hay mà chúng ta kết hợp vỗ tay theo phách còn hay hơn nữa.

+ Lần 1: Cô hát và vỗ cho trẻ xem

+ Lần 2: Cô hát  kết hợp phân tích cách vỗ

- Cô tập cho cả lớp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát.

- Cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân hát  và vỗ theo tiết tấu kết hợp  nhạc cụ.

- Cho cả lớp hát  lại và vỗ theo tiết tấu của bài hát.

- Trong quá trình trẻ hát, vỗ tay cô chú ý sửa sai cho trẻ về cách vỗ đúng với giai điệu bài hát.


2. Nghe hát: “Chiếc thuyền nan ”.

- Lần 1: Cô hát diễn cảm

- Lần 2: Cô cho trẻ nghe ca sĩ  hát (cô và các cháu phụ họa )


3. Trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ”

+ Cách chơi: Cô cho trẻ đừng thành vòng tròn. Trẻ giả làm xe chạy, vừa chạy vừa hát các bài hát về chủ đề giao thông. Khi có hiệu của cô “đèn đỏ” trẻ dừng hát và đứng lại, khi có hiệu lệnh “ đèn xanh”, trẻ vừa chạy vừa hát tiếp bài hát.

+ Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “ đèn đỏ” mà trẻ cứ chạy thì sẽ bị nhảy lò cò và ra ngoài 1 lần chơi.

(Cô có thể điều khiển theo tốc độ nhanh, chậm để trẻ chơi)


* Củng cố:

Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét, động viên và khen trẻ

- Cô cho trẻ hát bài  “Em đi chơi thuyền” và nghỉ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet) ảnh 1
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trên đây là các Giáo án dạy hát Em đi chơi thuyền cho trẻ mầm non hay nhất, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .