Top 3 Giáo án thơ làng em buổi sáng cho trẻ mầm non chi tiết nhất
Bài thơ "làng em buổi sáng" là một sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Hậu nói về làng quê Việt với những khung cảnh thân thuộc, gợi nhớ ký ức của tuổi thơ. Đối...xem thêm ...
Giáo án thơ làng em buổi sáng (số 1)
I/Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ và trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Góp phần giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, cảnh đẹp của quê hương.
II/Chuẩn bị:
- Tranh minh họa cho câu truyện.
- Mô hình vườn cây, ao cá.
III/Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
1/Gây hứng thú, giới thiệu bài:
- Cho trẻ hát bài “Quê hương tươi đẹp”.
- Hỏi trẻ bài hát nói về gì?( quê hương)
- Cho trẻ kể về quê hương của trẻ.
- Cô nói: Ai cũng có 1 quê hương, có bạn quê ở thành phố, cũng có bạn quê ở nông thôn, những bạn quê ở nông thôn nơi thôn quê, ở đó rất yên bình có vườn cây, ao cá, có tiếng chim, có nhiều quả ngọt...Có 1 bài thơ rất hay nói về làng quê đấy chúng mình cùng nghe cô đọc bài thơ “Làng em buổi sáng”, sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đức Hậu.
2/Nội dung:
2.1.Cô đọc thơ:
- Cô đọc thơ lần 1 không tranh.Bằng lời đọc truyền cảm.
+Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa.
2.2.Đàm thoại và trích dẫn:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Sáng tác của ai?
- Trong bài thơ tiếng chim hót ở đâu? ( ở trong vườn, ở bờ ao)
- Khi tiếng chim hót trong vườn, vườn cây ntn?
Trích đọc từ đầu...cùng tỏa hương.
- Khi tiếng chim hót ở bờ ao làm cho ao ra sao?
Trích đọc tiếp...hết.
Cô nói: khi có tiếng chim hót làm cho cảnh vật trong vườn sống động, tươi vui.Chúng mình nhớ không được săn bắt chim, phải biết chăm vườn cây, để cho thiên nhiên mỗi ngày tươi đẹp hơn.
2.3.Dạy trẻ học thuộc thơ:
- Cô và trẻ đọc bài thơ 3- 4 lần.
- Cho đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Cho cả lớp đọc lại 1 lần.
3. Kết thúc:
- Cho trẻ đi thăm quan mô hình vườn cây, ao cá.
- Đọc lại bài thơ 1 lần.
Giáo án thơ làng em buổi sáng (số 2)
I. Mục đích - yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ hiểu nội dung bài thơ: bài thơ nói về cảnh làng quê buổi sáng với tiếng chim hót véo von trong vườn làm cho hoa, quả tỏa hương. Tiếng chim hót bên bờ ao làm cho ao rung rinh nước đánh thức đàn cá dậy tung tăng bơi lội
2.Kỹ năng:
- Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu phong cảnh thiên nhiên, quê hương Đất Nước
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, có ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ “Làng em buổi sáng”
- Máy tính, que chỉ.
- NDTH: Âm nhạc
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
1/ Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô và cả lớp hát : “Yêu Hà Nội”.
- Cô hỏi trẻ tên bài hát?
- Hà Nội là thủ đô của nước ta nơi đây có rất nhiều các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh Bác Hồ, Chùa một cột, Hồ gươm… Và trò chuyện với trẻ.
- Tạm biệt Hà nội cô cho các con thăm làng quê của một bạn nhỏ qua bài thơ: “Làng em buổi sáng” của nhà thơ Nguyễn Đức Hậu để xem làng quê của bạn nhỏ có những gì và nó đẹp như thế nào nhé.
2/ Nội dung
* Hoạt động 1. Cô đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc diển cảm bài thơ lần 1.
+ Tóm gọn nội dung bài thơ: bài thơ nói về cảnh làng quê buổi sáng với tiếng chim hót véo von trong vườn làm cho hoa, quả tỏa hương. Tiếng chim hót bên bờ ao làm cho ao rung rinh nước đánh thức đàn cá dậy tung tăng bơi lội đấy.
- Cô đọc diển cảm bài thơ lần 2. Kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ nội dung bài thơ
*Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn về nội dung bài thơ:
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tác giả là ai?
- Bài thơ tả cảnh làng quê vào lúc nào?
- Tiếng chim hót ở những đâu?
- Khi tiếng chim hót ở trong vườn làm cho vườn như thế nào?
Trích: “Tiếng chim hót
Ở trong vườn
Vườn xôn xao”
- Các con hiểu từ “xôn xao” là gì không?
“Xôn xao” có nghĩa là vào buổi sáng các âm thanh của lá cây đan xen vào với nhau nghe tạo thành tiếng động nhẹ đấy.
- Khi nghe tiếng chim hót thì cành lá làm sao?
- Hoa quả thế nào?
“Cành lá vẫy
Hoa quả dậy
Cùng toả hương”
Khi nghe tiếng chim hót cành lá đung đưa như những cánh tay vẫy gọi hoa quả dậy qua một đêm nằm ngủ để cùng tỏa hương thơm.
Tác giả miêu tả cảnh làng em buổi sáng ở trong vườn rất đẹp với tiếng chim hót khiến cả khu vườn xôn xao, cành lá, hoa dậy cùng toả hương đấy!
- Tiếng chim hót ở bờ ao như thế nào?
Trích: “ Tiếng chim hót
Ở bờ ao
…rung rinh nước”
- Con hiểu từ “rung rinh’ là thế nào không?
“Rung rinh” nghĩa là mặt nước không còn phẳng lặng do các chú cá bơi lội làm cho nước rung đi rung lại nhẹ nhàng đấy.
- Tiếng chim hót gọi đàn cá thức để làm gì?
“Gọi cá thức
Mà tung tăng”
Cảnh làng em buổi sáng ở ngoài bờ ao cũng rất vui nhộn, có tiếng chim hót làm mặt ao rung rinh nước, gọi đàn cá thức để tung tăng bơi lội…
- Con thấy tác giả miêu tả cảnh làng em buổi sáng như thế nào, có giống quê hương con không?
- Con có yêu quê hương mình không?
- Yêu quê hương thì con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu phong cảnh thiên nhiên, quê hương Đất Nước, có ý thức bảo vệ môi trường…
*Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ :
- Cả lớp đọc bài thơ 3 lần.
- Cô gọi từng tổ đọc thơ
- Nhóm đọc: 3 nhóm ( bạn trai, bạn gái) .
- Cô mời cá nhân
( Cho trẻ đọc luân phiên theo lớp, tổ, cá nhân)
- Cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
- Cả lớp đọc thơ “Làng em buổi sáng” 1 lần.
Giáo án thơ làng em buổi sáng (số 3)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ
2. Kĩ năng:
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Giỏo dục trẻ biết yờu phong cảnh thiên nhiên, quê hương Đất Nước
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường
4. Kết quả mong đợi:
- 90%trẻ thuộc bài thơ, và trả lời đúng câu hỏi của cô.
II. Chuẩn bị:
- Slide giáo án điện tử bài thơ “Làng em buổi sáng”
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho cả lớp hát bài “Quê hương tươi đẹp”. Cả lớp hát và múa 2 lần.
- Cô hỏi trẻ: Bài hát nói về điều gì ?
- Quê hương trong bài hát như thế nào?
- Hình ảnh quê hương đã đi vào trong kí ức của mỗi con người. Ai cũng có 1 quê hương với luỹ tre làng, với vườn cây trĩu quả , với ao cá rung rinh nước. Những hình ảnh đẹp đó đã được rất nhiều nhà văn ,nhạc sĩ đưa vào trong tác phẩm nghệ thuật của mình, và có 1 bài thơ rất hay nói về phong cảnh làng quê đấy, hôm nay cô và chúng mình cùng thể hiện bài thơ: Làng em buổi sáng của tác giả Nguyễn Đức Hậu nhé!
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Cô đọc thơ
- Cô đọc diển cảm bài thơ lần 1.
- Cô đọc diển cảm bài thơ lần 2. Kết hợp cho trẻ xem màn hình minh hoạ theo nội dung bài thơ
- Cho trẻ đọc đồng dao : “Dung dăng dung dẻ ” xếp thành hình chữ U.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại trích dẫn về nội dung bài thơ:
- Bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào ?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Tác giả miêu tả cảnh làng em buổi sáng như thế nào? ở đâu?
- Cảnh làng em buổi sáng được tác giả miêu tả ở trong vườn như thế nào?
-> Tác giả miêu tả cảnh làng em buổi sáng ở trong vườn rất đẹp với tiếng chim hót khiến cả khu vườn xôn xao, cành lá, hoa dậy cùng toả hương đấy!
Trích: “ Tiếng chim hót
Ở trong vườn
……………toả hương”
- Các con hiểu từ “xôn xao” là gì không?
- Tiếng chimh ót ở bờ ao như thế nào?
-> Cảnh làng em buổi sáng ở ngoài bờ ao cũng rất vui nhộn, có tiếng chim hót làm mặt ao rung rinh nước,cá cũng vui và tung tăng bơi lội
Trích: “ Tiếng chim hót
Ở bờ ao
……tung tăng”
- Con hiểu từ “rung rinh’ là thế nào không?
- Con thấy tác giả miêu tả cảnh làng em buổi sáng như thế nào, có giống quê hương con không?
- Giỏo dục trẻ biết yờu phong cảnh thiên nhiên, quê hương Đất Nước
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cả lớp đọc bài thơ 2 lần.
- Mổi tổ đọc 1 lần .
- Nhóm đọc 2 nhúm (bạn trai, bạn gái) .
Cho trẻ đọc luân phiên theo lớp, tổ, cá nhân.
- Cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ
Hãy đăng nhập để bình luận
Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .