Top 10 Món ăn đặc trưng ngày Tết của các dân tộc Việt Nam

1058

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất của các dân tộc Việt Nam. Mọi người dân trên khắp các vùng miền lại chuẩn bị những món ăn ngon truyền thống, mang hương vị độc...xem thêm ...

Top 0
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Kinh

Người Kinh chiếm 85,3% dân số của cả nước, sinh sống và làm việc trải dài khắp các tỉnh từ miền Bắc ra đến miền Nam. Tết của người Kinh được xem là nét đẹp văn hóa đặc trưng của cả dân tộc Việt Nam, có nhiều phong tục truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc nhằm mong một năm mới bình an, thịnh vượng và gặp nhiều may mắn. Chính vì vậy mà mâm cỗ cổ truyền ngày Tết của người Kinh không chỉ đa dạng về món mà còn chú trọng về hình thức trình bày và màu sắc của món ăn.


Ẩm thực ngày Tết của người Kinh nói chung là phổ biến và dễ nhớ như: bánh chưng, thịt đông, dưa hành, canh măng (miền Bắc), bánh tét, thịt kho, củ kiệu, canh khổ qua (miền Nam), giò chả, nem rán, xôi, gà luộc,... Có thể khác nhau về hương vị giữa các vùng miền nhưng đó đều là những món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết. Nhìn chung, mâm cơm ngày Tết của người Kinh chính là biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy và thể hiện cả tấm lòng thành kính mà con cháu muốn tri ân, dâng lên ông bà, tổ tiên của mình.

Bữa cơm đón Tết dân tộc Kinh ảnh 1
Bữa cơm đón Tết dân tộc Kinh
Chả giò ảnh 2
Chả giò
Top 1
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Mường

Đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ và huyện Ba Vì (Hà Nội) coi ngày Tết là ngày đoàn viên. Trong dịp Tết, những đứa con đi làm ăn ở xa vẫn tranh thủ trở về nhà bố mẹ, trở về quê hương ăn tết cùng gia đình. Mâm cỗ cúng Tết trong gia đình người Mường không thể thiếu các món như: thịt lợn quay, xôi ngũ sắc hoặc xôi trứng kiến, thịt cá nướng, gà luộc, măng luộc, rau rừng…


Ngoài ra, món ăn trong ngày Tết của người Mường từ xưa đến nay không bao giờ thiếu bánh chưng và bánh dầy để biểu hiện trời tròn, đất vuông và cũng là để tưởng nhớ đến ông vua của người Mường là Vua Lang. Gia đình nhà nào thờ cúng bao nhiêu người thì làm bao nhiêu cái bánh chưng. Trong ba ngày Tết, người ta chỉ tết cha, tết mẹ và tết thầy cúng - những người quan trọng nhất trong quan niệm của người Mường.

Thịt heo quay ảnh 1
Thịt heo quay
Xôi ngũ sắc ảnh 2
Xôi ngũ sắc
Top 2
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Mông

Dù cư trú ở những địa bạn khác nhau, nhưng hình thức, cách đón Tết của đồng bào Mông vẫn có nét giống nhau. Những mâm cổ Tết của người Mông ở đâu cũng đầy ắp thịt gà, thịt lợn và rượu ngon,... như thể hiện mong ước về năm mới làm ăn thuận lợi, năm sau sẽ có cái Tết sung túc hơn năm trước.


Ba món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông đó chính là thịt, rượu và bánh ngô. Vào những ngày cúng đầu năm, trong nhà người Mông luôn có một mâm bánh giầy được làm từ những hạt gạo nếp nương ngon nhất. Ngoài các món trên thì mâm cỗ Tết của người Mông tại tỉnh Hà Giang còn có thêm món bánh trôi và món Mèn mén chế biến từ bột ngô nếp. Với người Mông ở Hà Giang, món bánh trôi hình tròn là biểu tượng cho sự tròn đầy, sung túc.

Bánh ngô ảnh 1
Bánh ngô
Mèn mén ảnh 2
Mèn mén
Top 3
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Thái

Trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày Tết, không thể thiếu xôi ngũ sắc, bánh chưng, rượu, măng rừng, thịt trâu, lợn, gà, cá và các loại rau củ… Các món ăn ấy tượng trưng cho cuộc sống thường ngày của người Thái, sự hài hòa của đất trời, rừng núi và thể hiện sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mâm cơm mời khách cũng tương tự như vậy. Tất cả các món ăn đều gần gũi và có phần đơn giản nhưng rất đặc trưng và tinh tế.


Đặc bệt, ngoài các món ăn kể trên thì món thịt sấy rất được đồng bào dân tộc Thái ưa chuộng. Món thịt sấy có hương vị rất đặc trưng và dễ làm, phù hợp với khẩu vị mọi lứa tuổi bởi được ướp với tỏi, ớt, muối… và đặc biệt không thiếu mắc khén - loại gia vị được mệnh danh là tiêu rừng Tây Bắc. Thớ thịt sấy được hòa quyện tất cả hương vị, có độ dai vừa phải, ngọt, thơm, cay cay nơi đầu lưỡi, khiến ai thưởng thức 1 lần đều muốn thử thêm lần nữa.

Măng rừng ảnh 1
Măng rừng
Thịt sấy ảnh 2
Thịt sấy
Top 4
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng thường ở vùng núi cao, đời sống gắn bó với thiên nhiên và có tập quán canh tác tự cung, tự cấp. Qua quá trình phát triển, người Nùng đã sáng tạo ra nhiều món ăn độc đáo, tạo nên nét khác biệt. Một số món ăn của người Nùng ngày nay đã trở thành “thương hiệu” đặc sản du lịch cho vùng đất Lạng Sơn, nơi có nhiều người Nùng sinh sống. Nét văn hoá ẩm thực của người Nùng được thể hiện rõ nét nhất trong mâm cỗ ngày Tết, nhất là bữa cơm xua đi những rủi ro cuối năm. Đây là tập tục truyền thống của người Nùng.


Hai món ăn đặc trưng trong ngày tết của người Nùng là bánh khảo và xôi ngũ sắc. Bánh khảo hay có tên gọi khác là bánh cao, gói trong giấy màu. Bánh này là các nhà tự chuẩn bị và mời khách của mình thưởng thức, đồng thơi họ cũng đánh giá tài nghệ của gia chủ thông qua món bánh này. Xôi ngũ sắc hay những mâm xôi đủ màu: xanh, vàng, đỏ, tím, trắng... được người Nùng chế biến, trang trí kỹ lưỡng làm cho ngày tết đầy màu sắc sặc sỡ, tươi vui.

Bánh khảo ảnh 1
Bánh khảo
Xôi ngũ sắc ảnh 2
Xôi ngũ sắc
Top 5
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Dao

Tết là phong tục rất quan trọng đối với người Dao nên cứ cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch hàng năm, hầu hết các gia đình trong thôn sẽ lần lượt chuẩn bị cỗ, mời thầy cúng về làm lễ và mời anh em, họ hàng đến ăn Tết. Để đón Tết, các gia đình dân tộc Dao đã tăng gia sản xuất, chuẩn bị trước 2 tháng như nuôi lợn, nuôi gà trống thiến, chuẩn bị gạo nếp, nguyên liệu làm bánh...


Để đón Tết có 3 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng là thịt lợn, gà và bánh dày. Lợn phải mổ nguyên cả con, thủ lợn được dùng để làm lễ cúng, phần còn lại được chế biến thành các món ăn. Gà thường được người Dao luộc hoặc nướng rồi ăn cùng muối. Bánh dày được làm từ gạo nếp đồ thành xôi chín, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn, trộn cùng với vừng rang rồi nặn thành từng chiếc bánh tròn vừa ăn.

Bánh dày ảnh 1
Bánh dày
Thịt heo luộc ảnh 2
Thịt heo luộc
Top 6
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Thái

Cũng giống như bao dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, những ngày Tết cổ truyền, người Thái đen quây quần để chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống ngon, hấp dẫn mời tổ tiên và thiết đãi khách, họ hàng, con cháu. Mâm cơm ngày Tết của người dân tộcThái rất đa dạng, phong phú. Đây đều là những món ăn được chế biến từ nguyên liệu sạch được người dân tự nuôi, trồng hoặc kiếm tìm trên núi, trong rừng,…


Mâm cơm Tết của người Thái luôn có từ 8 đến 10 món ăn ngon, hấp dẫn như: Pà xổm (cá chua lên men); pà mẳm (cá ủ men rượu); pà pỉnh tộp (cá nước gập); lạp; thịt lợn mản xót, thịt lợn băm gói lá dong nướng, da trâu nộm hoa chuối, xôi màu…). Bên cạnh những món ăn ngon, hấp dẫn, rượu nếp ống nứa là thức uống không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân.

Mâm cơm ngày Tết ảnh 1
Mâm cơm ngày Tết
Mâm cơm ngày Tết ảnh 2
Mâm cơm ngày Tết
Top 7
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Tày

Dân tộc Tày chiếm số lượng đông nhất trong các dân tộc của tỉnh Bắc Kạn, chiếm 54% dân số. Vào ngày 27, 28 tháng chạp âm lịch, các gia đình dân tộc Tày đã nhộn nhịp thịt lợn, gói bánh chưng. Những con lợn to nhất được chọn thịt trong ngày tết. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng của người Tày, như thịt lam, thịt treo gác bếp, lạp sườn, thịt ướp muối gừng… và một phần để gói bánh chưng.


Một điều đặc biệt là người dân tộc Tày không gói bánh chưng vuông như người Kinh mà gói bánh chưng dài. Những tàu lá dong xanh mướt được chọn lựa kỹ càng, gạo nếp phải là nếp hái được chọn từng bông ngoài ruộng, cùng thịt lợn béo, đỗ xanh, lạt giang. Tất cả tạo nên một hương vị bánh chưng độc lạ riêng mà không giống với bất cứ dân tộc nào trên cả nước.

Thịt lam ảnh 1
Thịt lam
Bánh chưng ảnh 2
Bánh chưng
Top 8
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Cơ Tu

Trước đây, người Cơ Tu thường ăn Tết riêng là Tết ăn cơm mới sau mỗi vụ mùa. Vài năm trở lại đây, người Cơ Tu Quảng Nam cũng ăn Tết cổ truyền như người Kinh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa ngày Tết riêng biệt. Với người Cơ tu, ẩm thực ngày tết thì không thể không có rượu. Hai loại rượu truyền thống đặc sắc của người Cơ tu là rượu Tà vạt và rượu cần.


Đến với đồng bào Cơ Tu ngày lễ tết có một món ăn truyền thống nhìn hình thù khá vui mắt, đó là một loại bánh mang hình chiếc sừng trâu. Theo họ, đây là loại bánh không thể thiếu được trong mâm lễ cúng dâng lên Giàng, các vị thần và ông bà, tổ tiên. Người Cơ Tu gọi bánh này là Avi cút - bánh sừng trâu. Bánh được làm bằng nếp không có nhân, sau đó dùng lá đót để gói. 

Rượu cần ảnh 1
Rượu cần
Bánh Avi cút - Bánh sừng trâu ảnh 2
Bánh Avi cút - Bánh sừng trâu
Top 9
(có 0 lượt vote)

Dân tộc Chăm và Khơ me

Những ngày trước Tết, bà con dân tộc Chăm và Khơ me thường tất bật dọn dẹp nhà cửa, trang trí nơi thờ cúng tổ tiên. Con cháu ở xa cũng về sum họp cùng gia đình. Nguyên vật liệu để làm các món ăn truyền thống cũng được chuẩn bị rất chu đáo. Trong cộng đồng người Chăm cũng như người dân tộc Khmer, bánh gừng là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong những ngày lễ hội, Tết cổ truyền... Bánh gừng, tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi Num-Khơ-Nhây.


Bánh củ gừng được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, đường, trứng gà và men rượu. Bột gạo nếp đem trộn với trứng gà cùng men rượu rồi đem giã quyện. Bánh củ gừng sau khi chiên dầu được nhúng vào nước đường để bánh bóng mịn và không bị cong. Công đoạn cuối cùng trong quá trình làm bánh củ gừng là gắp từng chiếc lên mâm phơi khô trong khoảng 10-15 phút để tăng độ giòn cứng. Bánh củ gừng là một trong những lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết với ý nghĩa dùng để dâng cúng tổ tiên với mong ước cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc.


Bánh gừng ảnh 1
Bánh gừng
Bánh gừng ảnh 2
Bánh gừng
Trên đây là những món ăn đặc trưng ngày Tết của các dân tộc Việt Nam mà Alltop muốn giới thiệu đến bạn. Mỗi món ăn đều là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực từng dân tộc, nó đều gợi nhớ những hương vị khó quên, để mỗi dịp Tết về, lại mong muốn được thưởng thức những món ăn thật ngon, thật đậm đà phong vị Tết. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về ẩm thực của mọi vùng miền, mọi dân tộc trên mảnh đất Việt Nam này!

Hãy đăng nhập để bình luận

Đăng nhập bằng facebook hoặc google để bình luận .